Việt Nam không cần sự “bố thí” về dân chủ, nhân quyền
Thời gian vừa qua, chúng ta có thể chứng kiến một sự thực vô cùng hài hước là một số dân biểu nước ngoài kêu gọi chính quyền can thiệp vào tình hình Việt Nam, đưa ra các “biện pháp trừng trị Việt nam” để bảo vệ cái gọi là dân chủ, nhân quyền. Nực cười hơn, một số anh hùng bàn phím lại hả hê, vui sướng, thậm chí là “ăn mừng” việc nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Không biết từ bao giờ, chúng ta lại cần đến sự “bố thí” nhân quyền từ nước ngoài. Và cũng không biết từ bao giờ, những kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” lại được mệnh danh là người dấu tranh vì dân chủ, nhân quyền.
Thời gian vừa qua, chúng ta có thể thấy sự “nổi đồng”, “lên hương” của các “nhà dân chủ” mạng. Núp dưới danh nghĩa đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, các đối tượng này liên tục tung ra những luận điệu, thông tin vu khống tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Những đối tượng chống phá trong nước đã câu kết, móc nối với một số quan chức nước ngoài để thực hiện chiêu trò “nội công, ngoại kích” hòng chống phá Việt Nam dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền. Đặc biệt, một số quan chức, chính trị gia nước ngoài có cái nhìn sai lệch, phiến diện với Việt Nam đã lợi dụng quyền lực của mình để tung ra các yêu sách yêu cầu chính quyền nước sở tại can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, thậm chí là lợi dụng việc hợp tác giữa hai quốc gia để gây sức ép về vấn đề nhân quyền.
Không khó để chúng ta có thể chứng kiến việc chống phá Việt Nam dưới chiêu bài nhân quyền. Đơn cử như quá trình Việt Nam ký kết Hiệp định EVFTA, các đối tượng chống phá cũng liên tục công kích, vu khống chính quyền để ngăn chặn quá trình hội nhập của Việt Nam. Thậm chí, một số quan chức nước ngoài đã móc ngoặc với các đối tượng “dân chủ”, “nhân quyền” người Việt để đưa ra những yêu sách về nhân quyền. Hay gần đây, các đối tượng chống đối lại đang liên tục rêu rao thông tin ba dân biểu Hoa Kỳ là Harley Rouda, Zoe Lofgren và Alan Lowenthal đã gửi cho Ngoại Trưởng Mike Pompeo bức thư thúc giục ông kêu gọi chính quyền Việt Nam thả tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển.
Từ bao giờ người dân Việt Nam phải trông chờ vào sự “bố thí” nhân quyền?
Chống phá Việt Nam dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền không phải là một điều mới. Bên cạnh việc tuyên truyền xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, vu khống Đảng, Nhà nước, kích động tư tưởng mâu thuẫn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, các đối tượng chống đối cũng tích cực móc ngoặc, kết nối với một số quan chức nước ngoài có cái nhìn tiêu cực về Việt Nam nhằm nhận được sự hỗ trợ về vật chất cũng như sự chống lưng về tinh thần.
Trong chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dễ dàng có thể thấy các đối tượng đang tích cực kêu gọi chính quyền các nước tư bản can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây sức ép cho Việt Nam. Và khi một số quan chức, dân biểu nước ngoài đáp lại sự mong mỏi của các đối tượng bằng cách tung ra những bản phúc trình, đề nghị, kiến nghị với nội dung không đúng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, những “tay buôn dân chủ” thể hiện sự hả hê, vui sướng.
Thực tế cho thấy từ khi thành lập nước đến nay, những con người Việt Nam chân chính luôn tự đấu tranh để bảo vệ và giành quyền lợi cho chính mình. Lịch sử đầy sóng gió với sự lăm le xâm chiếm của các thế lực thù địch đã dạy cho người dân Việt Nam bài học về sự tự lực, tự cường. Muốn có dân chủ, nhân quyền, người dân Việt Nam sẽ tự đấu tranh để có được mà không cần bất kỳ sự bố thí, ban phát của quốc gia nào khác. Và hơn hết, mọi người dân Việt Nam đều hiểu rõ độc lập, tự chủ mới là chỗ dựa vững chắc nhất để có được dân chủ, nhân quyền chân chính. Sẽ chẳng có một thứ dân chủ, nhân quyền nào bền vững nếu không được tạo lập bằng sức lực của chính bản thân mình.
Hãy làm tốt nhiệm vụ của mình thưa các vị dân biểu
Thời gian gần đây, chúng ta thấy không ít vụ việc dân biểu các nước tư sản lên tiếng quy chụp, vu khống tình hình nhân quyền tại Việt Nam và kêu gọi chính quyền các nước gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Thực tế cho thấy, trong chính các nước tư sản như Mỹ, Úc (những nước có dân biểu thường xuyên đưa ra những lập luận, thông tin tiêu cực về tình hình Việt Nam), vấn đề dân chủ, nhân quyền cũng đang tồn tại không ít mảng tối. Vậy nhưng thay vì việc lo lắng cho người dân chủ mình thì một số người lại “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” khi vươn vòi bạch tuộc can thiệp vào vấn đề nước khác. Thiết nghĩ, thay vì “khóc mướn” cho người dân nước khác, các vị dân biểu nước ngoài hãy làm tốt công việc của chính mình, hãy chăm lo cho người dân chủ chính mình, hãy bảo đảm nhân quyền trong chính quốc gia của mình. Dân chủ, nhân quyền không chỉ nằm ở những lời hứa đầu môi, những chiếc bánh vẽ mơ hồ mà nó nằm trong chính cuộc sống của người dân. Nếu tại Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền thì chính những người dân Việt Nam sẽ có cách để đấu tranh, giành lại quyền lực của mình. Người dân Việt Nam không cần biết kỳ sự bố thí, ban phát nào về dân chủ, nhân quyền!
Bảo An
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả