+
Aa
-
like
comment

Việt Nam khéo léo giáng đòn mạnh vào Trung Quốc trong vụ xâm phạm bãi Tư Chính!

29/07/2019 15:50

Sự việc càng ngày càng nóng bỏng tại Bãi Tư Chính hiện nay, Việt Nam đã có những động thái rất mạnh mẽ, rõ ràng và thẳng thắng công khai với cả thế giới về việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại Bãi Tư Chính. Việt Nam chính thức trao Công Hàm phản đối tàu Trung Quốc vi phạm đặc quyền kinh tế, Động thái này nhằm yêu cầu Trung Quốc rút lui khỏi Bãi Tư Chính.

Hôm 25/7/2019, báo chí Thế giới và Việt Nam, trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao, bà Lê Thị Thu Hằng trả lời truyền thông tại một cuộc họp báo cùng ngày, gọi sự việc này là ‘nghiêm trọng’ và cho hay về vụ việc nghiêm trọng này, chúng tôi đã đề cập đến trong các phát biểu trước đây.

Như đã nhiều lần khẳng định trên truyền thông, báo chí trong và ngoài nước, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như được xác lập tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS-1982) bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Với mục tiêu trên, Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao Công Hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, mọi hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính là vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Các lực lượng chức năng cảnh sát biển của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật nhằm ngăn chặn đối với nhóm tàu Trung Quốc.

Nhấn mạnh hơn nữa phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng “Duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo tự do hàng không, hàng hải, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS-1982) là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của tất cả các quốc gia ở khu vực và trên thế giới.

Lần lên tiếng này của Bộ Ngoại Giao phía Việt Nam đã là lần thứ ba đưa ra những tuyên bố khá là mạnh mẽ, cương quyết ngăn chặn tuyệt đối với những hành động sai trái của Trung Quốc, đồng thời liên kết chặt chẽ những ý kiến đóng góp tích cực của cộng đồng quốc tế trong sự việc lần này.

Trung Quốc mưu mô, xảo quyệt, khó đoán trước hành động “nói một đằng làm một nẻo”, trong sự việc lần này tôi nghĩ rằng những tranh chấp sẽ còn trở nên căng thẳng hơn trong thời gian sắp tới, phải chăng Trung Quốc đang có ý đồ gì khác mà chúng ta chưa thể hiểu ra. Chuyện Trung Quốc trong 5 năm qua kể từ khi vụ đặt giàn khoan HD-981 im ắng đến tận bây giờ mới có những hành động tác quai tác quái như vậy tại Bãi Tư Chính, có phải Trung Quốc bấy lâu nay đang lùi 1 bước để tiến 3 bước hay không ?

Phát biểu của học giả người Anh, ông Bill Hayton, người vừa dự Hội thảo về Biển Đông tại Washington DC của trung tâm CSIS nói với đài BBC rằng Trung Quốc, qua vụ Bãi Tư Chính, muốn “phủ quyết quyền thăm dò, khai thác dầu khí của các nước ASEAN”.

Ông Bill Hayton cũng tin rằng Bắc Kinh – Trung Quốc muốn “trừng phạt” Việt Nam vì đã bắt đầu công tác thăm dò thương mại ở vùng mà Trung Quốc cho là thuộc ‘đường chữ U’ Bắc Kinh – Trung Quốc nêu ra.

Khu vực nhà giàn DK1, trong đó có Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Ảnh: dantri.com.vn
Khu vực nhà giàn DK1, trong đó có Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Ảnh: dantri.com.vn

Song song đó, phát biểu của Hạ nghị sĩ Engel–Mỹ, “Hành động hung hăng của Trung Quốc gần đây ở biển Đông là minh chứng đáng lo ngại về việc một quốc gia ngang nhiên phớt lờ luật pháp quốc tế. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS – 1982), hành động của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền cũng như quyền lợi hợp pháp của Việt Nam trong Vùng đặc quyền kinh tế của mình. Quan trọng không kém, hành vi của Trung Quốc đe dọa lợi ích của các công ty Mỹ hoạt động trong khu vực”.

Ông Engel nhấn mạnh nói rằng Trung Quốc cố tình bỏ qua yêu cầu từ Việt Nam. Mô tả hành động của tàu Trung Quốc là “quấy rối”, cho thấy đó là “mối đe doạ” đối với Việt Nam, đồng thời là bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng bắt nạt các nước láng giềng. “Những sự cố như thế này chứng tỏ Trung Quốc đã ngang nhiên coi thường luật pháp và ngoại giao quốc tế” – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ lên án. Đặc biệt Ông Engel cũng tuyên bố sẽ ủng hộ Việt Nam và các đối tác khu vực của Mỹ trước “hành động xâm lược của Trung Quốc”.

Đại diện của Liên Hiệp Quốc cũng đã lên tiếng phản đối về phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động phi pháp tại thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Bãi Tư chính.

Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngày 20 tháng 7 ra thông cáo với tiêu đề “Sự áp bức của Trung Quốc với hoạt động dầu khí trên Biển Đông”, cho biết Washington quan ngại trước những báo cáo về việc Bắc Kinh – Trung Quốc có hành vi can thiệp hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam.

Đáp trả lại thông cáo của Mỹ, trong cuộc họp báo Ngày 22 tháng 7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng “tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định”, cáo buộc “các thế lực bên ngoài”, trong đó có Mỹ, “từ lâu đã đưa ra những bình luận nhằm khuấy động rắc rối và gieo rắc hiềm khích”.

Trung Quốc một tay muốn che cả bầu trời, chiến lược bắt nạt Việt Nam trên Biển Đông lần này có phải Trung Quốc cố ra sức ngăn cản mọi hoạt động thăm dò dầu khí của các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam để phục vụ tham vọng độc chiếm Biển Đông, nhưng không muốn xung đột nổ ra. Nhưng Trung Quốc đang đi sai bước vì chính Trung Quốc mới là kẻ châm ngòi cho mọi xung đột diễn ra trên Biển Đông.

Nhắc lại lịch sử tròn 40 năm trôi qua, Ngày 7 tháng 8 năm 1979, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bác bỏ sự xuyên tạc của Trung Quốc trong việc công bố một số tài liệu của Việt Nam liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này, nhắc lại lập trường của Việt Nam về việc giải quyết sự tranh chấp về 2 quần đảo giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc bằng thương lượng hòa bình.

Tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đang có những hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Ảnh: SCMP.
Tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đang có những hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Ảnh: SCMP.

Nhân vụ giàn khoan HD981 đặt tại khu vực Quần đảo Hoàng Sa ngày 20 tháng 5 năm 2014, Phía Việt Nam Ngày 23 tháng 5 năm 2014 trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông do Bộ Ngoại Giao Việt Nam tổ chức, ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam, phát biểu:

“Công thư của cố thủ tướng là văn bản ngoại giao. Giá trị pháp lý nằm trong nội dung công thư. Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi Trung Quốc lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quản lý Việt Nam Cộng Hòa, Trung Quốc chỉ là một bên tham gia. Không thể cho người khác cái gì mà bạn chưa có được. Vì thế công thư không có giá trị chủ quyền với Tây Sa, Nam Sa theo cách gọi của Trung Quốc”. Cũng theo ông Hải, “Đến nay không quốc gia nào công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa”.

Việc trao Công Hàm lần này của Việt Nam, cũng như tuyên bố lần thứ ba của Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức đáp trả Trung Quốc, như một đòn mạnh giáng xuống Trung Quốc, để Trung Quốc biết thất tỉnh, hiểu chuyện mà rút lui, không nên có những hành động nông cuồng xem thường Luật Pháp như thế. Các nước trong khu vực, cũng như khối ASEAN, Liên Hiệp Quốc, người anh cả Mỹ…cũng đã lên tiếng bài trừ những hành động sai trái, phi pháp về phía Trung Quốc.

Sự việc lần này được xem như Việt Nam đang nắm phần thắng về mình, niềm tin và lòng nhiệt huyết còn nhân rộng khắp mọi miền Tổ Quốc của những trái tim yêu nước đang hướng mắt về Biển Đông. Việt Nam mạnh mẽ kiên quyết đấu tranh đến cùng bảo vệ vùng lãnh thổ trên Biển Đông cũng như gìn giữ độc lập, tự do cho Tổ Quốc.

(Theo Bút Danh)

Bài mới
Đọc nhiều