+
Aa
-
like
comment

Việt Nam khai thác tốt pháo chống tăng gần 80 năm tuổi

04/09/2019 19:34

Báo Quân khu 3 vừa đăng tải hình ảnh rất đặc biệt tại Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng, đó là những khẩu pháo chống tăng đã cao tuổi.

Mới đây Báo Quân khu 3 đã đăng tải phóng sự “Hiệu quả cuộc vận động 50 ở Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng”, trong đó đã xuất hiện một bức ảnh rất đặc biệt đó là các khẩu pháo chống tăng ZIS-2 M1943 cỡ 57 mm và ZIS-3 M1942 cỡ 76,2 mm được bảo quản tại Đại đội kho 29 trực thuộc Phòng kỹ thuật.

Được biết hai loại pháo chống tăng trên đã có tuổi đời gần 80 năm, chúng được sử dụng từ thời chiến tranh thế giới thứ hai trong biên chế Quân đội Liên Xô cũng như nhiều cuộc chiến trong thế kỷ 20. Hiện tại vũ khí này chủ yếu được Quân đội Nga dùng làm pháo nghi lễ, tuy nhiên nó vẫn được nhìn thấy tham chiến tích cực tại Syria.

Việc Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn duy trì loại pháo này trong biên chế, thậm chí nhìn bên ngoài có thể đánh giá tình trạng kỹ thuật của chúng vẫn được đảm bảo thực sự có thể xem như một kỳ tích của ngành hậu cần – kỹ thuật.

Tuy rằng đã cũ và có phần “lép vế” trước các loại trọng pháo hay vũ khí chống tăng cá nhân hiện đại nhưng hai loại pháo này vẫn có thể phát huy vai trò trong tác chiến phòng thủ.

Viet Nam khai thac tot phao chong tang gan 80 nam tuoi
Bảo quản súng pháo tại Đại đội kho 29 (Phòng Kỹ thuật, Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng)

ZIS-2 M1943 là loại pháo chống tăng được sản xuất trong giai đoạn 1941 – 1945 bởi nhà máy pháo binh số 92 của Liên Xô.

Pháo có trọng lượng 1,25 tấn; chiều dài 7,03 m; chiều rộng 1,7 m; chiều cao 1,37 m; Kíp chiến đấu 7 người; Cỡ đạn 57 x 480 mmR; Tốc độ bắn lý thuyết 25 phát/phút, thực tế 10 phát/phút; Tầm bắn tối đa 8,4 km.

Các loại đạn trang bị cho pháo ZIS-2 bao gồm:

– Đạn xuyên giáp nổ mạnh BR-271K: bắn cự ly 100 m, góc chạm 60 độ xuyên 91 mm thép, góc chạm 90 độ xuyên 112 mm thép; bắn cách 500 m góc 60 độ xuyên 76 mm, góc 90 độ xuyên 94 mm; bắn cách 1.000 m góc 60 độ xuyên 60 mm, góc 90 độ xuyên 74 mm.

– Đạn xuyên giáp đầu cứng chóp gió APCBC BR-271: bắn cự ly100 m góc 60 độ xuyên 93 mm, góc 90 độ xuyên 114 mm; bắn cách 500 m xuyên 84 mm góc 60 độ và xuyên 103 mm góc 90 độ; bắn cách 1.000 m xuyên 74 mm góc 60 độ và xuyên 91 mm góc 90 độ.

– Đạn thanh xuyên volphram BR-271P: bắn cách 100 m góc 60 độ xuyên 155 mm, xuyên 190 mm góc 90 độ; cách 500 m xuyên 120 mm góc 60 độ và xuyên 147 mm góc 90 độ.

Viet Nam khai thac tot phao chong tang gan 80 nam tuoi
Pháo ZIS-2 M1943 (ngoài cùng bên phải) và ZIS-3 M1942 (bên cạnh)

Trong khi đó ZIS-3 M1942 là pháo dã chiến cấp sư đoàn cũng được sản xuất trong giai đoạn 1941 – 1945 ở Liên Xô với số lượng khổng lồ lên tới 103.000 khẩu.

ZIS-3 vốn được thiết kế cho nhiệm vụ chi viện hỏa lực như một lựu pháo thông thường, tuy nhiên trong quá trình sử dụng nó lại gây ngạc nhiên vô cùng khi đảm nhiệm được cả vai trò chống tăng.

Pháo ZIS-3 M1942 có trọng lượng chiến đấu 1,1 tấn; Kíp pháo thủ 7 người; Cỡ đạn 76,2 x 385 mm; Nòng pháo có chiều dài 3,24 m; góc tầm từ -5 đến 37 độ, góc hướng 54 độ. Tầm bắn của ZIS-3 lên đến hơn 13 km và nhịp bắn khoảng 25 phát/phút.

Có rất nhiều loại đạn được sản xuất cho pháo ZIS-3 gồm: đạn xuyên giáp BR-350A/SP; đạn xuyên thép hỗn hợp cứng BR-350N (phát triển sau CTTG 2); đạn nổ mạnh chống tăng BK-354 (phát triển sau CTTG 2); đạn nổ phá mảnh OF-350B…

Trong đó đạn xuyên thép BR-350A có khả năng xuyên thủng giáp trước dày 82 mm với góc chạm 90 độ cách 100 m, giảm xuống còn 53 mm khi bắn cách xa 2.000m… độ xuyên càng giảm xuống khi cự ly tác xạ càng xa.

Tùng Dương/Đất Việt

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều