Việt Nam đón làn sóng nhà đầu tư “ong chúa” từ nước ngoài
Trong tâm thức của nhiều người khi nói về vô gia cư, hay mất nhà cửa, họ sẽ nghĩ ngay đến những người khất thực trên phố hay những chiếc lều tạm được Chính quyền dựng lên. Tuy nhiên, đó thực ra chỉ là phần “nổi”, vấn đề thực sự đằng sau phức tạp hơn nhiều, đặc biệt ở nơi đã tồn tại “nỗi ám ảnh” hơn 40 năm qua.
Nỗi ám ảnh đeo bám
Cụ thể, không ít người Mỹ hiện nay làm vào cảnh khủng hoảng nhà, dù có công việc làm và thu nhập ổn định. Nguyên nhân đến từ việc thu thập của họ quá ít hoặc không đủ trả tiền thuê hoặc trả góp, đặc biệt ở những thành phố lớn.
Ngoài ra, khủng hoảng nhà cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác như trục xuất, thiên tai, tranh chấp hoặc bị cưỡng chế di dời theo quyết định của địa phương. Dù là nguyên nhân gì đi nữa thì nó cũng ít nhiều dẫn đến sự mất ổn định về nhà ở, ảnh hưởng đến kế sinh nhai của nhiều người.
Xét về mặt vĩ mô, nó ảnh hưởng sâu sắc đến sự bền vững của nền kinh tế và tìm ẩn nguy cơ khủng hoảng. Tuy nhiên, hiện nay Washington hầu như không có những cuộc điều tra trên diện rộng để nắm số lượng người đối mặt khủng hoảng nhà ở mỗi năm.
Một số chuyên gia đã kêu gọi Chính quyền Liên bang sớm thiết lập chỉ số khủng hoảng nhà nếu muốn chấm chức cuộc khủng hoảng hiện nay và đảm bảo sự ổn định lâu dài của định kinh tế vĩ mô.
Hồi năm 2022, một số tổ chức nghiên cứu độc lập đã thực hiện các cuộc điều tra về nhà ở và kết quả thu được cho thấy một bức tranh khá ảm đạm. Khủng hoảng nhà vẫn ở mức cao và có rất ít dấu hiệu cho thấy nó sẽ sớm được cải thiện.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong suốt 4 thập kỷ qua, nguồn cung nhà ở không theo kịp nhu cầu, dẫn đến việc nước này thiếu từ 2 đến 6 triệu căn nhà. Đặc biệt, ở một số nơi trên đất Mỹ, tình trạng quan liêu trong chính quyền địa phương cũng có phần làm trầm trọng thêm vấn đề này.
Nguồn cung thiếu hụt là một lý do khiến giá nhà đất tăng chống mặt và nhiều người không có hoặc có rất ít cơ hội tiếp cận bất động sản. Đơn cử vào năm 2022, lần đầu tiên trong lịch sử giá thuê nhà trung bình toàn quốc đã cán mốc 2.000 USD mỗi tháng.Thực tế, 2.000 USD là một con số khá đáng kể đối với thu nhập của đại đa số người dân. Tính trung bình mỗi người sẽ phải dành 1/3 thu nhập hàng tháng để chi trả tiền thuê nhà.
Không khá khẩm hơn người thuê nhà là bao, những người sở hữu nhà hoặc có nhu cầu sở hữu nhà cũng lao đao do những tác động kép từ việc tăng lại suất và giá cả tăng vọt.
Từ năm 2021 đến 2022, giá nhà đất tăng hơn 10% xong xong với việc các tổ chức tính dụng tăng lại suất khiến các khoảng thành toàn thế chấp trung bình hàng tháng tháng tăng gần 200%. Từ 1242 lên 2044 đô la Mỹ, một con số mang trong mình sức nặng, đủ sức khiến ai có nhu cầu đều phải cân nhắc. Dù Chính phủ Liên bang đã có những động thái tích cực nhằm giảm thiệu tác động của cơn bão khủng hoảng do đại dịch Covid -19 và xung đột Ukraine.
Với việc cung cấp các khoảng hỗ trợ tài chính cho người thuê, giảm nhẹ lại suất thế chấp và một số chính sách tạo công an việc làm cho người dân, nhưng chừng đó vẫn chưa đủ. Ngoài ra, ở nhiều nơi, nguồn ngân quỹ hỗ trợ từ ngân sách địa phương đã cạn kiệt và mọi chuyện lại quay về điểm xuất phát khiến người dân lâm vào khó khăn.
Đơn cử Chính quyền Thủ đô Washington đã đề xuất các giảm 81% nguồn tiền hỗ trợ thuê nhà cho người dân từ 43 triệu USD xuống còn 8,2 triệu USD cho năm tài khóa 2024, đồng thời cho phép tăng mức tiền thuê lên 9% đối với các căn hộ do chính quyền quản lý.
Trước sự phản đối của nhiều người ở quận Columbia, chính quyền quận này tạm thời hoãn lại chính sách, nhưng khẳng định, nguồn ngân quỹ tài trợ như hiện nay, chỉ đủ kéo dài đúng 1 tháng. Và người dân, dù muốn, dù không vẫn phải chấp nhận chính sách mới. Chỉ riêng những số liệu này cũng đủ cho thấy tình trạng khủng hoảng nhà ở Mỹ đã đứng mức báo động.
Một số khảo sát gần đầy cũng cho thấy nhiều cử tri Mỹ đặt mối quan tâm về sự ổn định của thị trường bất động sản và xem đây là một trong những tiêu chí hàng đầu. Điều này dự kiến sẽ trở thành chủ đề quan trọng và được các ứng viên Tổng thống đưa ra làm điểm mấu chốt trong quá trình tranh cử.
Nước Mỹ đã có giải pháp gì?
Nếu muốn giải quyết tình trạng mất nhà ở, chúng ta cần hiểu vấn đề nghiêm trọng đến mức nào. Nó xảy ra ở đâu và những ai bị ảnh hưởng?
Nếu tỷ lệ thất nghiệp là thước đo được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá tình trạng của nền kinh tế, thì tỷ lệ mất nhà sẽ cung cấp một đường cơ sở mà sự tăng giảm phản ảnh mức độ ổn định nhà ở của các gia đình Mỹ.
Bên cạnh đó, nó cũng phải bao hàm nhiều nguyên nhân khác nhau mà các gia đình Mỹ mất nhà cửa hàng năm, từ việc bị đuổi ra khỏi nhà và tịch thu nhà, cho đến việc phải di dời nhà cửa do thiên tai.
Để thu thập và phân loại giữ liệu, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan địa phương và liên bang. Một ví dụ về việc này là hàng tháng, cuộc thống kê lao động tiến hành một cuộc khảo sát chất lượng cao về dân số Mỹ. Khảo sát nhằm tìm hiểu xem trong tháng trước, mọi người có bị ảnh hưởng bởi việc sa thải, giảm lương hay bởi một số lý do khác hay đang làm việc bán thời gian nhưng muốn tìm công việc toàn thời gian.
Tương tự, Chính quyền cũng có thể thu thập tỉ lệ mất nhà thông qua việc bắt đầu bằng một cuộc khảo sát nghiêm ngặt về số người bị mất nhà trong tháng trước.
Theo dõi những người bị mất nhà, thông qua một cuộc khảo sát không phải là không có tiền lệ. Đơn cử là cuộc điều tra về số người bị trục xuất và tịch thu nhà do Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ thực hiện.
Vào mỗi tuần, các quan này đều ngẫu nhiên tham dò trên hàng chục nghìn người để khảo sát mức độ tự tin của họ, đối với khả năng thành toán tiền thuê hoặc trả góp ngân hàng cho tháng tiếp theo.
Những dữ liệu này sau đó sẽ được các chuyên gia và nhà hoạt định chính sách phân tích, tính toán tỉ mỉ để đưa ra những kế hoạch giai hạn nhằm giải quyết các khủng hoảng.
Nếu như chỉ số tạo việc làm thể hiện mức độ cải thiện của thị trường lao động được cuộc thống kê thu thập hàng tháng, thì việc thiết lập chỉ số đo lượng đơn vị nhà ở được xây mới trong tháng sẽ cùng các cái nhìn tương đối phổ quát về tình trạng nhà ở. Kết hợp với nhau, các số liệu này sẽ cho phép chính phủ Hoa Kỳ có những quy sách kịp thời ổn định tình hình và hỗ trợ người dân.
Có lẽ xứ cờ Hoa có một chặn đường khá dài trước mắt, mới mong đạt được những kỳ tích như mọi người mong đợi. Mỗi lẽ vấn đề nhà ở đã tồn tại đến nay ít nhất 40 năm qua và sẽ không dễ để thay đổi một vấn đề lâu đời trong một sớm một chiều.
Tuy nhiên, một điều tích cực là nước Mỹ đã bắt đầu hành động để thay đổi, đúng nhiệt cư tổng thống Barack Obama từng nói: “Nếu bạn đi đúng con đường và luôn sẵn sàng bước tiếp, trước sau gì bạn cũng đạt được thành công.”
Tuệ Ngô