Việt Nam đã làm được gì sau 46 năm thống nhất đất nước?
Nhiều người hay so sánh nước ta với Tây, Trung Quốc, Hàn, Nhật, Thái Lan,… để rồi chê bai, chỉ trích đủ các kiểu. Đồng ý là nước ta lấy các nước phát triển ra để làm cái đích ngắm, để nỗ lực phấn đấu mạnh giàu như họ, đó cũng là chuyện thường tình nhưng nói đi thì cũng phải nói lại cho minh tường sự việc. Chẳng lấy đâu xa, chỉ lấy khu vực Đông Nam Á với nhau để thấy được bản chất của mọi vấn đề. Bớt tự ti, tự nhục để cho đời nở hoa và vạn nhà vui vẻ. Một số anh chị hay chê Việt Nam nghèo, lạc hậu, phát triển chậm thì cứ bình tĩnh nhưng xin nói rõ thế này:
Sau khi thống nhất, nước ta kiệt quệ về kinh tế, cơ sở vật chất, hạ tầng đổ nát, đói nghèo triền miền, thù trong, giặc ngoài. Giai đoạn 1975-1986, nước ta bị Mỹ và đồng minh bao vây, cô lập, cấm vận kinh tế. Một đất nước vừa khắc phục hậu quả chiến tranh nặng nề lại bị bao vây tứ phía. Từ năm 1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, có năm còn giảm: Năm 1977, tăng 2,8%; năm 1978, tăng 2,3%; năm 1979, giảm 2%; năm 1980, giảm 1,4%, bình quân 1977–1980 chỉ tăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng trưởng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bình quân đầu người bị sụt giảm 14%. GDP bình quân đầu người là 80 USD năm 1980 thấp hơn Lào (94 USD), và Campuchia (191 USD). Lúc này Thái Lan và một số nước trong khu vực dân đã chạy ô tô, kinh tế khá giả. Ta thì chạy ăn từng bữa. Đến năm 1990, nghĩa là sau đổi mới được 4 năm, GDP bình quân đầu người mới đạt mức 98 USD (Lào là 186 USD, và Campuchia là 191 USD).
Đất nước một mặt đổi mới theo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, một mặt chủ động bình thường hóa quan hệ với các nước. Trước hết là bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991, đến 1995 thì bắt tay với người Mỹ. Việt Nam xác định rõ chẳng có kẻ thù nào là vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích dân tộc là mãi mãi trường tồn. Khép lại quá khứ, bắt tay hướng về tương lai. Chúng ta khôn ngoan là thế, vậy nên từ đó trở đi nước ta luôn giữ vững sự ổn định để phát triển kinh tế và kết quả đạt được thật đáng phấn khởi:
Giai đoạn đầu Đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 4,4%/năm, giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005 GDP tăng bình quân 7,34%/năm; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Giai đoạn 2011-2015, GDP của Việt Nam tăng chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, giai đoạn 2015-2020 là 6,8%. GDP bình quân đầu người năm 1991 chỉ là 188 USD/năm. Đến năm 2003, GDP bình quân đầu người đạt 471 USD/năm và đến nay GDP đầu người đạt gần 3.500 USD/năm, vượt qua Philippines. Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 3,9% cuối năm 2019.
Năm 1991, kim ngạch xuất nhập khẩu là 2.087,1 triệu USD, đến năm 2019 thì hơn cả Thái Lan, đạt trên 500 tỉ USD. Trong hơn 30 năm, Việt Nam thu hút được hơn 500 tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn này đã góp phần lớn làm tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam. Quy mô nền kinh tế tương đương với Phillipines, vượt Singapore và Malaysia, bằng 2/3 Thái Lan, bằng 1/3 Indonesia. Nếu Biết rằng ngày mới giải phóng xong thì quy mô nên kinh tế nước ta thua các nước trên hàng chục lần.
Đến nay, đường bộ thì có ô tô, đường thủy thì tàu bè, du thuyền hạng sang, trên không thì máy bay lượn lờ cả ngày. Đừng nói phét là có người vẫn chết vì đói rét, vì hộ nghèo và cận nghèo được nhà nước hỗ trợ; không có nhà thì xây cho nhà tình nghĩa; già thì có tiền tuổi già; neo đơn, bệnh tật thì có trung tâm bảo trợ xã hội, đi viện thì có thể bảo hiểm hộ nghèo. Có sức khỏe thì lao động tay chân ngày kiếm đôi trăm là vô tư, rượu bia thì không thiếu, ăn uống thì no đủ. Mấy anh hay bảo nghèo kể khổ, kể thiếu ăn lại là những anh béo phì. Thế nên, chỉ 15-20 năm nữa, Việt Nam sẽ là anh cả của Đông Nam Á về kinh tế.
LCB
* Bài viết mang quan điểm và văn phong riêng của tác giả