+
Aa
-
like
comment

Việt Nam có bỏ rơi công nhân người Việt tại nước ngoài hay không?

Hải Anh - 20/07/2020 17:37

Đã là người Việt Nam, dù là ở phương Đông hay phương Tây, châu Á hay châu Âu, Tổ quốc vẫn luôn giang rộng vòng tay chào đón họ trở về trong lúc họ khó khăn nhất, cần Tổ quốc nhất. Có thể thấy hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực đưa đồng bào ở nước ngoài về nước nhưng lợi dụng điều này, các tổ chức chống phá lại xuyên tạc nhằm hạ bệ uy tín của nhà nước. 

Cụ thể, mới đây lợi dụng sự kiện các công nhân lao động Việt Nam làm việc tại Guinea Xích Đạo bị nhiễm Covid-19, Việt Tân đã đăng tải bài viết có tiêu đề “Sao chính phủ Việt Nam không đưa họ về” để vu khống, xuyên tạc bản chất của sự việc, kích động người lao động tại Guinea Xích Đạo.

Lợi dụng sự kiện các công nhân lao động Việt Nam làm việc tại Guinea Xích Đạo bị nhiễm Covid19, Việt Tân đã đăng tải bài viết có tiêu đề “Sao chính phủ Việt Nam không đưa họ về” để vu khống, xuyên tạc bản chất của sự việc, kích động người lao động tại Guinea Xích Đạo.

Tuy nhiên thực tế là ngay sau khi nhận được thông tin đó, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu đưa ngay lao động tại Guinea Xích Đạo về nước.

Ngay sau khi nhận được thông tin, ngày 3/7, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã gửi văn bản lên Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Angola kiêm nhiệm Cộng hoà Guinea Xích Đạo; báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; tạo điều kiện để doanh nghiệp đưa lao động về nước theo nguyện vọng của người lao động. Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo 3 công ty làm việc với chủ đầu tư, nhà thầu chính tạm dừng công việc tại công trường; hướng dẫn biện pháp phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh; đảm bảo điều kiện vệ sinh ăn ở đầy đủ dinh dưỡng; xây dựng phương án đảm bảo quyền, lợi ích của người lao động. Hiện nay, các công ty đã trao đổi với chủ đầu tư, nhà thầu chính để dừng việc tại công trường; có phương án chuyển toàn bộ người lao động để tránh dịch bệnh theo nguyện vọng của người lao động.

Do đó, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động, vừa thể hiện tính nhân đạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ tổ chức chuyến bay cứu hộ công dân để đưa toàn bộ số lao động trên về nước, đồng thời đảm bảo cách ly y tế và điều trị theo quy định. Chi phí chuyến bay do doanh nghiệp và nhà thầu chịu chi phí.

Đồng ý với đề xuất trên, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp tổ chức chuyến bay cứu hộ công dân ở Guinea Xích Đạo ngay tức thời trên tinh thần làm hết sức mình để bảo hộ công dân.

Như vậy chúng ta đã thấy rằng không phải “chính phủ Việt Nam bỏ quên lao động ở Guinea Xích đạo” như những lời lẽ xuyên tạc của Việt Tân đã đưa ra. Mà sự thật là chúng ta chưa chuẩn bị đầy đủ nhất để đưa những lao động này về ngay được. Nguồn tin từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết, hãng đang tính toán phương án tiếp nhiên liệu tại Guinea Xích đạo cho chuyến bay chiều về. Vì sân bay gần người lao động Việt Nam đang ở gặp khó khăn về nhiên liệu. Hiện Vietnam Airlines đang phối hợp với Bộ Ngoại giao, nhà chức trách hàng không hai nước để xin phép bay sớm nhất có thể.

“Không để ai bị bỏ lại trong cuộc chiến chống dịch này”

Nhìn lại quãng thời gian từ tháng 2 đến nay, đã có hơn 50 chuyến bay cứu hộ đã được thực hiện, đưa gần 14.000 công dân Việt Nam có nhu cầu trở về từ nhiều vùng dịch, từ Mỹ, Canada cho đến những quốc gia láng giếng như Thái Lan, Trung Quốc, từ những sinh viên, du học sinh ở châu Âu tới những lao động tại Indonesia, Singapore.

Có thể thấy, nỗ lực hồi hương đồng bào và bảo hộ công dân của Việt Nam đã được chủ động thực hiện từ rất sớm, ngay trong thời gian đầu bùng dịch ở Trung Quốc, sau đó là từ các vùng dịch khác và hiện vẫn đang được tiếp tục.

Từ tháng 2 đến nay, đã có hơn 50 chuyến bay cứu hộ đã được thực hiện, đưa gần 14.000 công dân Việt Nam có nhu cầu trở về

Mới đây, ngày 13-7, các cơ quan chức năng Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Australia và hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng Australia đưa 350 công dân Việt Nam từ Australia về nước an toàn.

Đúng như thông điệp Thủ tướng Chính phủ: “Không để ai bị bỏ lại trong cuộc chiến chống dịch này”, gần 14.000 người Việt Nam đã về nước qua các chuyến bay được sắp xếp. Bà con được cách ly an toàn, không phải là rủi ro cho cộng đồng. Hành trình hồi hương của người Việt thực sự có nhu cầu về nước vẫn đang tiếp diễn.

Hơn 90 ngày liên tiếp Việt Nam đã không có ca lây nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng, trong khi tình hình dịch tiếp tục phức tạp trên thế giới. Điều này đã củng cố thêm niềm tin của người dân vào cách làm này. “Không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau” đã trở thành phương châm hành động, một quyết sách để thực thi, hơn thế là một đạo lý sống và hành xử của cả hệ thống lãnh đạo Việt Nam.

Do đó, Việt Tân dù có ra sức vu khống, xuyên tạc đến đâu cũng không thể phủ nhận được thực tế kết quả và những nỗ lực trong phòng chống dịch Covid-19 chính phủ và toàn dân ta.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều