+
Aa
-
like
comment

Việt Nam ‘chốt hạ’ chọn mua máy bay chiến đấu Yak-130 của Nga

03/01/2020 08:18

Theo thông tin được báo Phòng không – Không quân đăng tải, gần như chắc chắn ràng máy bay chiến đấu Yak-130 sẽ sớm xuất hiện trong biên chế của Việt Nam.

Theo những thông tin được truyền thông quốc tế đăng tải từ đầu năm ngoái, Việt Nam đã nỗ lực đàm phán với Nga về việc mua một loạt các chiến đấu cơ huấn luyện Yak-130 trong thời gian tới đây. Nguồn ảnh: RBY.
Thậm chí từ năm 2017, Không quân Việt Nam đã nhiều lần khẳng định học viên phi công của chúng ta sẽ sớm được tốt nghiệm trên loại máy bay “tốt hơn nhiều L-39” và nhiều khả năng đây là câu nói ám chỉ Yak-130.
Việc Việt Nam chọn mua một loại máy bay huấn luyện mới trong thời gian từ nay tới năm 2025 sẽ là điều cực kỳ cần thiết vì những phản lực huấn luyện L-39 của chúng ta tới nay đã đi đến cuối vòng đời. Nguồn ảnh: RBY.

 

Cụ thể, phản lực cơ L-39 đã được Việt Nam sử dụng từ năm 1980, tới nay đã bước qua tuổi 40 mà rất khó có thể kéo dài hơn nữa tuổi thọ của loại máy bay huấn luyện này do tuổi thọ khung của máy bay đã gần như “kịch kim”. Nguồn ảnh: RBY.
Để thay thế cho những máy bay huấn luyện L-39, Yak-130 là một sự lựa chọn cực kỳ hợp lý, cả về giá thành lẫn công năng sử dụng. Nguồn ảnh: RBY.
Cụ thể, mặc dù chỉ được coi là huấn luyện cơ nhưng máy bay Yak-130 vẫn có đủ khả năng để được xếp vào loại tiêm kích thế hệ thứ tư – nghĩa là ngang hàng với Su-27 và Su-30 – hai loại tiêm kích chủ lực của Việt Nam hiện nay. Nguồn ảnh: RBY.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phi công khi họ có thể chuyển loại dễ dàng từ Yak-130 sang Su-27 và Su-30 sau khi tốt nghiệp. Nguồn ảnh: RBY.
Yak-130 cũng có tốc độ tối đa lớn hơn L-39, tối đa có thể lên tới tốc độ cận âm 1000 km/h, giúp phi công làm quen với tốc độ lớn trước khi chuyển loại sang sử dụng máy bay siêu âm như Su-27 hoặc Su-30. Nguồn ảnh: RBY.
Theo nhiều thông tin từ những khách hàng mua Yak-130 trước đây, giá của mỗi chiếc chiến đấu cơ huấn luyện này vào khoảng 20 triệu USD – khá “mềm” so với việc nó có thể được sử dụng như cường kích hoặc tiêm kích nhẹ trong một số trường hợp. Nguồn ảnh: RBY.

Tuấn Anh/KT

Bài mới
Đọc nhiều