+
Aa
-
like
comment

Việt Nam chiến đấu leo lên chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu

Tuệ Ngô - 09/10/2022 11:17

Mới đây, trang Reuters vừa có bài viết nói về việc Việt Nam đang được kỳ vọng sớm trở thành trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực và từng bước giành được vị thế nhà máy toàn cầu.

Việt Nam đang được kỳ vọng sớm trở thành trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực.

Trích dẫn ý kiến của ông Brian Lee Shun Rong, nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar thuộc Ngân hàng đầu tư Maybank, trang Nikkei một lần nữa nhấn mạnh Việt Nam chính là ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo dữ liệu của Maybank cho thấy cả nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam lẫn kim ngạch xuất khẩu trong 10 năm qua đều luôn lớn hơn các quốc gia Đông Nam Á khác. Điều đáng nói, ngành hàng điện tử, điện thoại đã vượt mặt dệt may trở thành lĩnh vực mang lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chứng tỏ Việt Nam đã nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo Reuters, dấu ấn của Apple sẽ là một chiến thắng cho Việt Nam, nơi trong hơn một thập kỷ đã ưu tiên thu hút các thương hiệu công nghệ hàng đầu như Intel, Samsung và Xiaomi thiết lập chuỗi cung ứng trong nước. Apple lấy nguồn hàng tai nghe AirPods từ Việt Nam và đang thử nghiệm sản xuất đồng hồ và máy tính xách tay. Việc chế tạo ra những thiết bị phức tạp hơn sẽ là một “bước đệm” thành công cho ngành sản xuất của đất nước và quyết tâm tham gia vào chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu.

Ông Brian Lee Shun Rong, chuyên gia kinh tế bộ phận Nghiên cứu vĩ mô, ngân hàng Đầu tư Maybank (khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar). Ảnh: Forbes Việt Nam

Nhìn nhận về bức tranh kinh tế vĩ mô hiện tại, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý Fullbright cho rằng Việt Nam đang kiểm soát rất tốt vấn đề lạm phát và các chính sách tài khóa, tiền tệ. Kinh tế Việt Nam năm nay vẫn khả quan, có thể bảo đảm lạm phát dưới 4% và tăng trưởng GDP thậm chí đạt trên 7%.

Trong những thập kỷ trước, các nền kinh tế “hổ” của châu Á đã chứng minh rằng một hành trình như vậy có thể thực hiện được. Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đều bắt đầu từ sản xuất công nghệ thấp và tiến dần đều lên ô tô, chất bán dẫn và rô bốt. Thật vậy, Việt Nam có nhiều lợi thế mà các quốc gia này đã làm được: lực lượng lao động kỷ luật, chi phí thấp và chính sách công nghiệp của nhà nước. Tuy nhiên, Việt Nam thiếu một số yếu tố quan trọng như kỹ năng và cơ sở hạ tầng tốt.

Apple đã từng bước dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam

Để trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp FDI, theo nhiều chuyên gia, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao tỉ lệ nội địa hoá. Để nâng cao tỉ lệ nội địa hóa với hàm lượng giá trị gia tăng cao, việc đẩy mạnh ưu tiên phát triển những ngành nghề cần lao động chất lượng cao và chú trọng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực là rất cần thiết.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều