Việt Nam bắt đầu thử nghiệm vắcxin COVID-19 vào tuần tới
Hiện nay, NANOGEN đã hoàn thiện quy trình sản xuất quy mô phòng thí nghiệm…, chuẩn bị sẵn sàng để tiến tới thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vắcxin COVID-19 của Việt Nam.
Ngày 10/12, Công ty TNHH Công nghệ sinh học dược Nanogen (NANOGEN) phối hợp với Học viện Quân y sẽ chính thức tuyển tình nguyện viên tham gia vào giai đoạn 1 thử nghiệm vắcxin COVID-19 của Việt Nam.
“Sau đó 1 tuần sẽ tiến hành tiêm mũi vắcxin thử nghiệm đầu tiên. Song song đó, các bên liên quan cần chuẩn bị để sẵn sàng cho giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng ngay, không để kết thúc giai đoạn 1 mới tiến hành bắt đầu công việc cho giai đoạn 2. Chúng ta cần chủ động trong các giai đoạn để làm sao có vắcxin càng sớm càng tốt.”
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp báo cáo tình hình nghiên cứu sản xuất vắcxin COVID-19 trong nước, diễn ra ngày 5/12.
Theo thông tin tại cuộc họp, đến thời điểm này, các nhà sản xuất vắcxin COVID-19 trong nước đang nỗ lực đẩy mạnh tiến độ triển khai nghiên cứu tiến tới thử nghiệm tiền lâm sàng, trong đó 3 đơn vị sản là Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC), Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), NANOGEN đã l và hiện đang đánh giá tính an toàn, tính miễn dịch của vắcxin trên động vật.
Đặc biệt, NANOGEN đã hoàn thành giai đoạn này và chuẩn bị sẵn sàng để tiến tới thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.
Tại cuộc họp các chuyên gia và các nhà sản xuất đã cùng thảo luận về tiến độ thực hiện các dự án sản xuất vắcxin cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai; những giải pháp cho giai đoạn tới.
Giáo sư Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của việc nghiên cứu, sản xuất vắcxin COVID-19. Thời gian qua, Bộ Y tế đã chủ động thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu sản xuất vắcxin trong nước đồng thời tăng cường hợp tác, trao đổi, đàm phán với các đơn vị sản xuất vắcxin trên thế giới để sớm tiếp cận được nguồn vắcxin phục vụ nhu cầu tiêm chủng phòng chống dịch trong nước.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu các đơn vị sản xuất vắcxin trong nước đẩy nhanh tiến độ để sớm tiến hành thử nghiệm lâm sàng.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ quan điểm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất vắcxin bao gồm việc cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính và sẽ giải quyết nhanh việc đăng ký, cấp phép sản phẩm.
Bộ Y tế sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư cho các đơn vị sản xuất vắcxin đồng thời sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để hỗ trợ các đơn vị có thể tiếp cận được nguồn vốn cho việc nghiên cứu, sản xuất vắcxin.
Đối với đơn vị sản xuất còn lại là POLYVAC, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu đơn vị tiếp tục thực hiện việc nghiên cứu, sản xuất vắcxin COVID-19 đồng thời tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Nga và chủ động liên hệ với Trung Quốc để có thể tiếp cận với vắcxin của các quốc gia này.
Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương thúc đẩy quá trình sản xuất vắcxin trong nước và đàm phán, thống nhất với các đơn vị sản xuất vắcxin từ nước ngoài, để Việt Nam sớm có được vắc xin COVID-19.
GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của việc nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19. Bộ Y tế đã chủ động thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước, đồng thời tăng cường hợp tác, trao đổi, đàm phán với các đơn vị sản xuất vaccine trên thế giới.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế bày tỏ quan điểm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đơn vị sản xuất vaccine bao gồm cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, đồng thời giải quyết nhanh việc đăng ký, cấp phép sản phẩm. Bộ Y tế sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư cho các đơn vị sản xuất vaccine và phối hợp đơn vị liên quan để có thể tiếp cận được nguồn vốn cho việc nghiên cứu, sản xuất vaccine.
Việt Nam có 4 đơn vị đang nghiên cứu vaccine Covid-19 là Ivac, Vabiotech, Nanogen, Polivac, thời gian qua mới tiến hành thử nghiệm trên chuột và tinh tinh.
Thế giới hiện có 11 vaccine Covid-19 đang thử nghiệm giai đoạn ba. Vaccine của Pfizer/BioNTech (Mỹ – Đức) là sản phẩm đầu tiên hoàn tất thử nghiệm, hiệu quả 95%, đã được Anh và Bahrain phê duyệt khẩn cấp, Mỹ cùng Liên minh châu Âu đã nhận hồ sơ chuẩn bị xem xét phê duyệt. Vaccine của Moderna (Mỹ) đang thử nghiệm giai đoạn cuối, hiệu quả 94,5%. Vaccine Oxford/AstraZeneca hiệu quả 70-90% tùy liều tiêm 2 mũi hay 1,5 mũi, đang thử nghiệm giai đoạn cuối. Ngoài ra còn có vaccine Sputnik V của Nga được công bố hiệu quả 95%, đã được Nga phê duyệt, song đến nay không rõ dữ liệu chi tiết thử nghiệm.
Hoài Nam (t.h)