+
Aa
-
like
comment

Việt Nam đã làm gì mà mang danh “ngăn cản LHQ cứng rắn với Myanmar”?

Hải Anh - 22/03/2021 14:34

Vừa qua, trang mạng BBC News Tiếng Việt đăng tải bài viết có tiêu đề “VN và ba nước khác thành công trong việc không để LHQ chỉ trích nặng Myanmar?” vu cáo Chính phủ Việt Nam là một trong số bốn quốc gia ngăn Liên Hiệp Quốc (LHQ) có tuyên bố cứng rắn về Myanmar sau cuộc chính biến tại nước này. Trang mạng đầy lòng thù địch với Việt Nam đã tỏ rõ sự “hậu ủng” cho những phát ngôn đầy dối trá của Phil Robertson Phó giám đốc châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW).

Bài viết xuyên tạc trắng trợn của BBC News Tiếng Việt.
Bài viết xuyên tạc trắng trợn của BBC News Tiếng Việt.

Trong bài viết, BBC News Tiếng Việt đã lợi dụng những tuyên bố của các quốc gia phương Tây về vấn đề Myanmar để đặt điều, đưa cái nhìn méo mó lấy dẫn chứng rằng: “Mỹ và Anh đã ra lệnh trừng phạt các nhà lãnh đạo quân sự của Myanmar. Liên hiệp châu Âu cũng cho biết sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt mở rộng lên các doanh nghiệp liên kết với quân đội Myanmar. Hôm 9/3, tất cả 15 thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ đã nhất trí ủng hộ ra tuyên bố quyết liệt nhất kể từ khi cuộc đảo chính xảy ra, nói rằng họ “lên án mạnh mẽ bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa” và kêu gọi quân đội “thực hiện kiềm chế tối đa.” Trước đó, Việt Nam vừa tuyên bố ra tranh cử vị trí thành viên Ủy ban Nhân quyền LHQ.” Dưới ngòi bút sặc mùi xảo trá của BBC Tiếng Việt và Phil Robertson, Việt Nam trở thành một quốc gia thiếu tự do, dân chủ, không quan tâm đến luật pháp quốc tế.

Rõ ràng quan điểm của Việt Nam đối với hỗ loạn ở Myanmar là nhấn mạnh yêu cầu chấm dứt ngay bạo lực ở Myanmar. Theo phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã tham gia đóng góp, xây dựng đối với Tuyên bố của chủ tịch ASEAN về diễn biến ở Myanmar, trong đó nhấn mạnh yêu cầu phải chấm dứt ngay bạo lực, ổn định tình hình, bảo đảm an toàn cho dân thường. “Việt Nam cũng kêu gọi kiềm chế tối đa, tiến hành đối thoại để hướng tới một giải pháp thỏa đáng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Myanmar và ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình dân chủ diễn ra suôn sẻ”, Bộ ngoại giao Việt Nam khẳng định.

Thực tế, có thể thấy quan điểm của Việt Nam rất rõ ràng, đó là thông điệp về hòa bình và ổn định. Không như những kẻ như Robertson hay BBC News Tiếng Việt, Việt Nam không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ một quốc gia, vùng lãnh thổ nào. Trên hết, đó là sự tuân thủ Hiến chương ASEAN, mà cả Việt nam và Myanma đều là thành viên.  Hơn nữa, từ trước đến nay Việt Nam và Myanmar là hai nước cùng khối chung sống hoà hợp không có thù địch. Vậy tại sao lại kích động người Việt Nam can thiệp chuyện riêng của đất nước bạn?

Chân dung kẻ "nói dối không chớp mắt" Phil Robertson, Phó Giám đốc châu Á của HRW.
Chân dung kẻ “nói dối không chớp mắt” Phil Robertson, Phó Giám đốc châu Á của HRW.

Là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, bi thương và loạn lạc. Người Việt Nam trân quý giá trị của hoà bình hơn bất kỳ đất nước nào. Tình trạng bất ổn, bạo lực ở Myanmar là điều mà không có bất kỳ người Việt Nam nào mong muốn. Lúc này, chỉ có người Myanmar mới giải quyết dứt điểm chuyện riêng của đất nước họ. Đây không phải là “cuộc diệt chủng” mà chỉ đơn thuần là chuyện đấu đá, tranh giành quyền lực giữa các đảng phái, phía bên này, phía bên kia mà sinh loạn. Vậy nên chẳng ai có thể dài tay, can thiệp chuyện nội bộ của một quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ như Myanmar.
Đối với Việt Nam, trong nhiều văn bản pháp luật Nhà nước Việt Nam cũng quy định rõ các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của những cơ quan đó phải: Tôn trọng pháp luật và phong tục, tập quán của Việt Nam; không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam;… Thế nhưng HRW đã phớt lờ những quy định và nguyên tắc ấy. Điều này càng lộ rõ thông qua những việc làm và phát ngôn như của Phil Robertson vừa qua.

Mỗi nước trên thế giới đều có quan hệ với các nước khác với những nội dung, hình thức và mức độ khác nhau. Đó vừa là xu thế, vừa là phương thức cơ bản bảo đảm an ninh và phát triển của mỗi nước. Trong bối cảnh tình hình hiện nay, trong mối quan hệ quốc tế phức tạp và có lúc rất nhạy cảm, phức tạp, bất kỳ hành động thiên vị, “theo nước này chống nước khác”, thì những hệ lụy tiêu cực trên càng nguy hiểm. Trong viễn cảnh đen tối nhất, những hành động đó sẽ trở thành “hợp lực” tác động tổng hợp, đặt hòa bình, ổn định, độc lập, chủ quyền, thậm chí là sự tồn vong của đất nước vào thảm họa khó lường.

Do đó, việc Việt Nam tuân thủ nguyên tắc ủng hộ nền hòa bình, kêu gọi kiềm chế tối đa, tiến hành đối thoại để hướng tới một giải pháp thỏa đáng là phù hợp với Luật pháp Quốc tế, với Hiến pháp Việt Nam, với luật pháp của đất nước Myanmar và ý chí, nguyện vọng của nhân dân nước này. Điều đó hoàn toàn đối lập với những luận điệu bẻ con sự thật của những kẻ nhân danh “nhân quyền”, “dân chủ” can thiệp trắng trợn vào nội bộ của cả 2 đất  nước Việt Nam và Myanmar.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Bài mới
Đọc nhiều