+
Aa
-
like
comment

Vì sao Việt Nam được chọn đối thoại cùng “Bộ tứ kim cương”?

19/05/2020 18:45

Mấy hôm nay, mạng xã hội hết sức sôi nổi bàn luận và tự hào khi Việt Nam được mời đối thoại cùng Bộ tứ Kim cương (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn). Có vẻ hầu như mọi người đều cho rằng đây là một cơ hội trời ban dành cho Việt Nam và cũng thành quả xứng đáng cho mấy năm phát triển về mọi mặt của đất nước. Tuy nhiên mọi việc không đơn giản đến vậy, cái gọi là QUAD (Bộ tứ kim cương) thực sự là gì trong tham vọng của các cường quốc, nhất là Mỹ và Việt Nam đóng vai trò gì, cần làm gì để tối đa hóa lợi ích, tổi thiểu hóa mặt tiêu cực?

Việt Nam được MỸ mời tham gia đối thoại “Bộ tứ kim cương”.

Nguồn gốc, sức mạnh và mục tiêu của QUAD+

Đầu tiên có một điều thú vị khi nói về QUAD, chủ xướng của nó là Nhật Bản, nước này hi vọng thiết lập một cơ chế kinh tế xuyên Thái Bình Dương với tham vọng trở thành hạt nhân của Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm đối phó với đường lối “Biên giới mềm” của Trung Quốc và sự trỗi dậy hòa bình của đất nước tham lam này. Ấy thế mà, bẵng đi một thời gian với khủng hoảng kinh tế 2009 và những hoạt động chính trị của Tổng thống Mỹ B. Obama mà QUAD đã bị đóng băng tại chỗ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump kích hoặt mạng lưới kinh tế thinh vượng thông qua “Bộ tứ kim cương”.

Đến gần đây, cú tát từ Covid-19 khiến Mỹ và Nhật phải bừng tỉnh và khởi động lại chương trình này. Theo tờ Wall Street Journal chỉ ra rằng, Covid-19 đã phơi bày việc lệ thuộc của Mỹ vào nguồn cung ứng dược liệu thuốc, khi các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa, thì thị trường dược phẩm của Mỹ rơi vào tình trạng đóng băng. Do đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cần phải nhanh chóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, Mỹ đang lên kế hoạch thành lập “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng” bằng cuộc đối thoại nhóm QUAD, gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand tham gia thảo luận. Và nhóm mới này được được tờ India Times gọi là “Bộ tứ mở rộng” (QUAD Plus). Điều này càng cho thấy mục tiêu và quyết tâm muốn áp đảo Trung Quốc tới cùng của Mỹ.

Chiến lược của Mỹ là củng cố “Hành lang Ấn Độ Dương” để bao vây Trung Quốc từ biển Đông tới Tây Ấn Độ Dương và “hành lang Tây Thái Bình Dương” từ Nhật bản qua Hàn Quốc, qua biển Đông xuống Australia và New Zealand. Đó chính là hành động trên thực tế của Học thuyết liên khu vực Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương” do Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ xướng.

Tại sao lại chọn Việt Nam?

Khi mà thông tin Mỹ mời Việt Nam tham gia hội đàm cùng QUAD+, có khá nhiều câu hỏi từ chính các đồng minh của Mỹ hay các nước Đông Nam Á có nền kinh tế lớn hơn Việt Nam. Thái Lan, Philippines, Malaysia ném đi đâu? Tạm thời gác lại mối quan tâm đến các nước khác, chỉ tập trung làm rõ lý do vì sao Việt Nam được mời tham gia.

Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng lớn.

Đầu tiên, Việt Nam đang thể hiện một phong độ cực cao và tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế. Với dân số hơn 96 triệu dân, khoảng 65 triệu dân trong độ tuổi lao động, tay nghề đang được cải thiện hơn rất nhiều nếu so với Philippines hay Indonesia. Chính phủ lại luôn có những thay đổi linh hoạt về chính sách (như chính sách dân số, lập gia đình, chính sách về thuế và FDI) để đảm bảo nguồn lao động ổn định trong tương lai và ưu đãi cho doanh nghiệp FDI. Việt Nam rất sẵn sàng đón nhận một cuộc dịch chuyển khổng lồ.

Thứ hai, vị trí cũng vô cùng thuận lợi khi là cầu nối từ phần lục địa Châu Á ra vùng biển Quốc tế. Việt Nam đang nỗ lực xây dựng một hệ thống kinh tế có tính thống nhất cao với vị trí trung tâm, nối liền các nền kinh tế lớn của Châu Á và thế giới.

Thứ ba, ngoại giao lại là điểm mạnh của Việt Nam, khi các đối tác chiến lược, toàn diện của Việt Nam toàn tai to mặt lớn như EU, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc. Mặc dù phải đối diện căng thẳng leo thang ở biển Đông nhưng Việt Nam vẫn rất khôn khéo ứng xử, vừa đủ cứng rắn để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vừa giữ được hòa hảo tốt với nước láng giềng. Chưa kể, Việt Nam đang giữ nhiều vai trò lớn trên thế giới từ Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA), mở đầu nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA 2020 – 2021 đến Chủ tịch ASEAN. Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 vừa qua, Việt Nma cũng đã chứng minh cho quốc tế thấy vị trí và vai trò của mình rõ ràng hơn bao giờ hết.

Thứ tư, Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do đa phương, song phương với nhiều đối tác (FTAs). Cơ hội mở ra thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã rõ ràng hơn. Ở chiều ngược lại, Việt Nam có thể nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng cao cấp, tiếp nhận chuyển giao công nghệ gốc, công nghệ nguồn cùng các nhà sáng chế, chuyên gia đầu ngành từ những nền kinh tế phát triển vào hợp tác, hỗ trợ phát triển. Việt Nam nhờ thành tựu của công cuộc Đổi mới, trong đó có việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), xuất khẩu nước ta tiến nhanh, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ở một vài mặt hàng, trong đó vào thị trường Mỹ và châu Âu cùng các nước tiên tiến với giá trị đáng kể.

Từ những phân tích trên kèm theo kết quả của những cuộc điện đạm, hội đàm này Chống dịch Covid-19 và dịch chuyển chuỗi cung ứng thì thì Việt Nam có thể sẽ nắm vai trò trung tâm và có tiếng nói lớn trong QUAD+ hơn cả Hàn Quốc và New Zealand.

Hạ Trắng (TH)

Bài mới
Đọc nhiều