+
Aa
-
like
comment

Vì sao Thủ tướng thăm và làm việc Nhật Bản?

Đặng Trường - 24/11/2021 19:26

Ngoại giao chủ động, khôn khéo biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết biến gần như đã trở thành bài học nằm lòng đối với của công tác ngoại giao của Việt Nam. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn đang đeo bám đất nước, khi vừa kết thúc chuyến thăm và làm việc Châu Âu được vài ngày, Thủ tướng đã tiếp tục chuyến công du Nhật Bản.

Vừa kết thúc chuyến thăm và làm việc với các nước Châu Âu ít ngày, Thủ tướng đã đi công du Nhật Bản.

Chuyến công du lần này dựa trên cơ sở quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao và ngày càng phát triển thực chất, hiệu quả hơn trên các lĩnh vực. Hiện nay, Nhật Bản là một trong những đối tác hợp tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là quốc gia đầu tiên trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam vào tháng 10/2011. Nhật Bản cũng là nước cấp vốn ODA lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ hai, đối tác du lịch lớn thứ ba và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Hiện nay có 4.765 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký gần 64 tỷ USD. Trong hoàn cảnh Việt Nam và Nhật Bản vừa bước vào quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu và kêu gọi đầu tư vô cùng quan trọng. Bởi đó chính là “nguyên liệu” cho quá trình phục hồi kinh tế cho cả hai nước. Vì vậy, chuyến thăm của Thủ tướng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kết nối, tạo bàn đạp thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.

Việt Nam và Nhật Bản luôn duy trì mối quan hệ hợp tác thiết thực, hiệu quả.

Huống hồ, trong giai đoạn Việt Nam chống dịch căng thẳng, đầy khó khăn, Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ hơn 4 tỷ JPY để cung cấp trang thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật, cải thiện hệ thống y tế. Đặc biệt, Nhật đã viện trợ không hoàn lại hơn 4 triệu liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam cũng đã hỗ trợ tổng cộng 1.190.000 khẩu trang y tế và 20.000 khẩu trang vải cho Nhật Bản. Sự cho đi và nhận lại là điểm nhấn tích cực trong mối quan hệ hai nước. Và chuyến thăm Nhật Bản lần đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính lần này có thể xem là dịp để Việt Nam tham khảo thêm kinh nghiệm phòng chống dịch và còn là bước đệm để hai nước có thể hợp tác, hỗ trợ nhau chống dịch tốt hơn.

Trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp, nhất là sự bùng phát của dịch Covid-19 có thể xảy đến với bất kỳ quốc gia nào, thế nên chúng ta cần kiểm soát dịch Covid-19 thông qua hợp tác quốc tế, nhất là vấn đề vaccine, đồng thời tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác sản xuất và tham gia chuỗi cung ứng vaccine, điều chế thuốc đặc trị Covid-19. Như đã biết, thế giới chưa thể an toàn nếu còn có người dân hay quốc gia nào đó chưa an toàn trước đại dịch. Việt Nam hay Nhật Bản cũng vậy, để sớm đẩy lùi Covid-19, cần tăng cường hợp tác và đoàn kết trên tinh thần trách nhiệm và sẻ chia.

Với tinh thần tích cực và chủ động, Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ, biên bản ghi nhớ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả sự hỗ trợ, sẻ chia từ nhiều quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Vì vậy, không chỉ thăm và làm việc với Nhật Bản mà Việt Nam còn tăng cường công tác ngoại giao hơn nữa, bởi đây là cơ sở vững chắc cho Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế một cách hiệu quả, phát huy vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng quốc tế.

Đặng Trường

Bài mới
Đọc nhiều