+
Aa
-
like
comment

Vì sao thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có hai giá trị khác nhau?

Đặng Trường - 16/11/2020 16:35

Tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa 14, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điểm qua một số thành quả đạt được ở các lĩnh vực, trong đó nhấn mạnh: “Nhiệm kỳ qua, thu nhập đầu người bình quân của Việt Nam tăng gần 145%. Nhìn trên tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới, thu nhập người dân Việt Nam tương đương gần 9.000 USD”. Ngay sau đó, trang RFA Tiếng Việt và một số thành phần đã đăng bài tỏ vẻ nghi ngờ về giá trị thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam, lúc thì 2861 USD, lúc thì 9000 USD.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Việt Nam được coi là 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Năm 2020, Việt Nam cũng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất, kiên trì duy trì tăng trưởng dương ở mức khá”.

Cụ thể trước đây, theo như số liệu từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, nếu GDP của Việt Nam năm 2020 tăng 2,7% thì thu nhập bình quân đầu người sẽ là 2861 USD. Tuy nhiên, trước nghị trường Quốc hội, mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa con số dựa trên tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới, thu nhập người dân tương đương gần 9000 USD. Vì sao có sự chênh lệch con số này? Chẳng lẽ Việt Nam tính sai?

Xin thưa, chúng ta không hề tính sai. Nếu theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới (WB) thì thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam tính theo sức mua tương đương (PPP), tức là khả năng người dân sử dụng, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trong năm đó. Như đã biết thì trung bình mỗi người Việt Nam sẽ có thu nhập khoảng 2861 USD trong năm 2020. Nếu sử dụng số tiền này ở Việt Nam thì sẽ tương đương với sức mua khoảng 9000 USD theo tiêu chuẩn của WB. Hiểu đơn giản là 2861 USD ở Việt Nam sẽ mua được nhiều thứ hơn so với ở Mỹ. Cùng một lon nước ngọt Pepsi, ở Việt Nam bán giá 10.000 đồng nhưng ở Mỹ có giá khoảng 3-4 USD. Hay như cùng một đôi giày, ở Việt Nam bán 3.000.000 đồng nhưng ở Mỹ có thể bán với giá 200 USD. Và cũng không có gì lạ khi 100.000 đồng ở Việt Nam có thể mua được 5 kg gạo nhưng ở Mỹ chỉ có thể đủ mua 1 kg gạo mà thôi bởi giá cả sản phẩm còn phụ thuộc vào thuế sản phẩm, chi phí sản xuất, thuê nhân công,…. Thế nên, đừng nghĩ số tiền kiếm được của người dân ít mà đánh giá thu nhập thấp. Để biết thu nhập của người dân có thấp hay không thì phải tính toán được mức thu nhập tương đương dựa vào GDP/người thực tế và sức mua tương đương của quốc gia đó. Mà đây chính là cách tính của WB, cho ra kết quả thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tương đương gần 9000 USD, chứ không phải 2861 USD.

Sưc mua của người Việt rất lớn. Ngay cả khi dịch Covid-19 xuất hiện thì sức mua vẫn cao.

Được biết, không chỉ riêng Việt Nam mà trên thế giới có đến 193 quốc gia và vùng lãnh thổ tính GDP/người dựa vào tiêu chuẩn của WB, điều đó có thể chứng minh cách tính thu nhập bình quân đầu người dựa trên sức mua tương đương của WB là chính xác và tin tưởng được. Cũng xin nói thêm, nếu tính thu nhập dựa trên GDP thì chắc chắn sẽ không chính xác bởi lẽ ở Việt Nam, khu vực nông thôn, người dân mở vô số trang trại, trồng trọt, chăn nuôi, tạo ra giá trị của cải, vật chất nhưng có ai phải đóng đồng thuế nào đâu. Thậm chí, có rất nhiều người dân mở ra các cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ nhưng họ không hề đăng ký giấy phép kinh doanh, không đóng thuế. Chưa kể, nhiều người bán hàng rong, xe ôm truyền thống,… cũng như vậy. Nếu chúng ta tính được con số này thì tin chắc rằng cả GDP và GDP/người của Việt Nam sẽ không dừng lại ở con số 2861 hay 9000 USD mà còn cao hơn rất nhiều nữa.

Nực cười một chỗ, những kẻ tai, mắt, tay chân nhanh hơn não như RFA Tiếng Việt và Nguyễn Văn Hải lại đăng đàn chế giễu phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi chính chúng không hiểu được hoặc cố tình không hiểu bản chất, sự khác biệt của hai con số 2861 và 9000 USD. Từ đó, chúng mới có những luận điệu lèo lái dư luận cảm thấy hoang mang trước những phát biểu của Thủ tướng, mất niềm tin vào người đứng đầu Chính phủ. Nói trắng ra, chỉ có những kẻ luôn mang não trạng đen tối thì mới nhìn đâu cũng thấy sai mà thôi.

Những năm qua, GDP của Việt Nam tăng trưởng vượt bậc, từ 6,21% (năm 2016) lên đến 7,02% (năm 2019), cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Ngay cả khi đất nước “đóng cửa” để phòng chống dịch Covid-19 thì nền kinh tế của nước ta vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng dương 1,81%. Chính phủ hỗ trợ cho tất cả những người dân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, mất đi thu nhập. Chưa kể, khi cả nước thiết lập trạng thái bình thường mới sau khi ổn định tình hình dịch bệnh thì Chính phủ cũng đã có hàng loạt chính sách kích cầu doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ họ tăng thu nhập. Đây là nỗ lực rất lớn mà không phải Chính phủ nào cũng có thể làm được. Vì vậy, những kẻ vô công rồi nghề, âm mưu chống phá chính quyền, bôi nhọ lãnh đạo hãy thôi cái trò mèo ly gián, chia rẽ nội bộ đất nước. Hãy để yên cho người dân Việt Nam sống yên bình, hăng say lao động, cải thiện thu nhập, góp phần đưa Việt Nam trở thành “con rồng Châu Á” nhanh hơn.

Đặng Trường

Bài mới
Đọc nhiều