+
Aa
-
like
comment

Vì sao ông Kim Jong-un không đến xem quân đội phóng tên lửa?

26/03/2021 21:52

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã đến thăm một công trường ở Bình Nhưỡng, nhưng không tham gia giám sát vụ phóng thử tên lửa đạn đạo ngày 25/3.

Hôm thứ Năm, Triều Tiên phóng thử hai tên lửa dẫn được chiến thuật mới. Trong số các quan chức giám sát vụ phóng, có Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Ri Pyong-cho.

Cùng lúc đó, ông Kim Jong-un có chuyến thị sát công trường xây dựng khu căn hộ ở Bình Nhưỡng.

Thời điểm diễn ra chuyến thị sát công trường của ông Kim không được tuyên bố. Nhưng dường như chuyến đi này diễn ra cùng ngày Triều Tiên phòng tên lửa.

Các chuyên gia cho rằng việc ông Kim quyết định đến thăm công trường thay vì giám sát vụ phóng tên lửa cho thấy quyết tâm của nhà lãnh đạo Triều Tiên trong việc theo đuổi các mục tiêu kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Ông Kim trước đó từng thừa nhận thất bại trong việc phát triển kinh tế, và công bố kế hoạch 5 năm mới tại Đại hội đảng hồi tháng Một, với trọng tâm là tự lực.

Vì sao ông Kim Jong-un không đến xem quân đội phóng tên lửa? - Ảnh 1.
Ông Kim Jong-un thị sát công trường xây dựng. Ảnh: Yonhap

Ngoài ra, động thái khác thường của ông Kim còn được cho là nhằm giảm bớt căng thẳng với Mỹ, vì việc thử tên lửa đạn đạo vốn bị cộng đồng quốc tế nói chung và Washington nói riêng phản đối kịch liệt.

Tuy nhiên, một số nguồn tin tình báo Hàn Quốc lại cho rằng Triều Tiên đã cố tình thử tên lửa ngay trước khi Tổng thống Mỹ có buổi họp báo đầu tiên sau khi nhậm chức tại Nhà Trắng.

Vì sao ông Kim Jong-un không đến xem quân đội phóng tên lửa? - Ảnh 2.
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Ri Pyong-cho vỗ tay khi xem vụ phóng tên lửa. Ảnh: Yonhap
Vì sao ông Kim Jong-un không đến xem quân đội phóng tên lửa? - Ảnh 3.
Cận cảnh vụ phóng ngày 25/3 của Triều Tiên. Ảnh: Yonhap

Phát biểu tại lễ nhậm chức, ông Biden nói:

“Chúng tôi đang tham khảo ý kiến của các đồng minh và đối tác. Sau đó sẽ có phản hồi. Nếu họ tiếp tục leo thang, chúng tôi sẽ đáp trả tương ứng. Tôi cũng đã chuẩn bị một số phương án ngoại giao. Nhưng điều kiện là phải dựa trên kết quả của việc phi hạt nhân hóa.”

Khi được hỏi rằng Triều Tiên có phải là vấn đề chính sách đối ngoại hàng đầu mà ông đang đối mặt hay không, Tổng thống Biden trả lời: “Đúng vậy”.

Trước đó, hôm Chủ nhật, Bình Nhưỡng cũng đã phóng hai tên lửa hành trình. Tuy nhiên, ông Biden khi đó nói rằng vụ phóng này của tên lửa “không ảnh hưởng gì nhiều”, vì tên lửa hành trình không nằm trong lệnh cấm.

Triều Tiên hôm nay, 26/3, cho biết nước này đã phóng thử tên lửa dẫn đường chiến thuật mới, xác nhận vụ phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên sau khoảng một năm.

“Tên lửa dẫn đường chiến thuật kiểu mới là một hệ thống vũ khí mà trọng lượng đầu đạn đã được cải tiến lên 2,5 tấn, và sử dụng công nghệ cốt lõi của đạn dẫn đường chiến thuật.”

Theo KCNA, Viện Khoa học Quốc phòng là đơn vị đã thực hiện vụ phóng. Cuộc thử nghiệm “rất thành công như những gì đã được dự đoán”.

Hai tên lửa “bắn trúng mục tiêu – nằm cách bờ biển phía Đông Triều Tiên 600km – với độ chính xác cao”.

Minh Hạnh

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều