Vì sao người Trung Quốc lại đang “khiếp sợ” con số 35?
Tại Trung Quốc, nhiều nhà tuyển dụng không muốn thuê lao động từ 35 tuổi trở đi, bởi họ đắt hơn những sinh viên mới tốt nghiệp và không sẵn sàng làm thêm giờ. Bởi vậy, con số 35 hiện được ví như lời nguyền và tác động không nhỏ tới tinh thần của một đại bộ phận người dân Trung Quốc.
“Mẹ, tan làm nhớ về sớm nhé”, đây là câu chào quen thuộc của con gái cô Mia Fan mỗi buổi sáng trước khi đi học. Như thường lệ, cô Fan đều đáp lại bằng cái gật đầu và nụ cười tươi rồi “đi làm” vào lúc 8h30. Nhưng thật ra, cô đã bị sa thải khỏi vị trí quản lý trong ngành tài chính ở một công ty tại Hàng Châu. Để giấu gia đình chuyện mình bị mất việc, cô chọn cách ra cửa hàng cafe ngồi rồi dành cả buổi sáng để gửi hồ sơ ứng tuyển, cuối cùng lại trở về nhà vào lúc 17h30.
“Mẹ, tan làm nhớ về sớm nhé”, đây là câu chào quen thuộc của con gái cô Mia Fan mỗi buổi sáng trước khi đi học. Như thường lệ, cô Fan đều đáp lại bằng cái gật đầu và nụ cười tươi rồi “đi làm” vào lúc 8h30. Nhưng thật ra, cô đã bị sa thải khỏi vị trí quản lý trong ngành tài chính ở một công ty tại Hàng Châu. Để giấu gia đình chuyện mình bị mất việc, cô chọn cách ra cửa hàng cafe ngồi rồi dành cả buổi sáng để gửi hồ sơ ứng tuyển, cuối cùng lại trở về nhà vào lúc 17h30.
Chia sẻ với phóng viên tờ South China Morning Post, cô Fan thừa nhận mình cảm thấy hơi xấu hổ khi mất việc. Và mặc dù đã ứng tuyển hơn 70 vị trí việc làm khác nhau nhưng cái mà cô nhận được vẫn chỉ là sự từ chối bởi các công ty chỉ muốn tuyển nhân sự dưới 35 tuổi mà thôi. “Tôi không thể hiểu nổi tại sao thị trường việc làm ở Trung Quốc lại khắc nghiệt với người trung niên đến vậy. Không ai nói với tôi lý do sa thải, chỉ biết rằng chỉ tiêu nhân sự đã đủ. Nhưng tôi nghĩ rằng tình trạng thất nghiệp quy mô lớn hiện nay có liên quan đến suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra”, cô nói thêm.
Tương tự cô Fan, trường hợp của anh Sean Liang cũng là 1 ví dụ điển hình. Theo như chia sẻ, trong suốt 3 năm qua, anh chẳng kiếm nổi 1 công việc nào vì đại dịch cũng như tình hình kinh tế khó khăn. Tuy nhiên người đàn ông này cho biết tuổi tác mới thật sự là vấn đề, bởi bản thân anh đã quá già trong mắt những người tuyển dụng, thậm chí đến các chức vụ hành chính công tại Trung Quốc cũng giới hạn độ tuổi 35 trong tuyển dụng.
Theo các chuyên gia kinh tế cho biết, tuổi 35 hiện được coi là một “lời nguyền” tại Trung Quốc khi các doanh nghiệp không muốn tuyển lao động ở mức tuổi này. Các công ty coi những lao động ở tuổi 35 là những người không còn chí tiến thủ, không chấp nhận lăn xả làm việc quá giờ, luôn đòi hỏi mức lương cao so với những thanh thiếu niên trẻ hơn. Ngoài ra, nền kinh tế Trung Quốc còn đang gặp nhiều khó khăn để hồi phục sau đại dịch, đi kèm với đó là sự bất ổn về thị trường chứng khoán, về bất động sản nên sự thay đổi về độ tuổi và số lượng lao động cũng là điều dễ hiểu.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 16-24 đã lên đến 20%, tương đương 5 người thì có một người thất nghiệp. Sự cạnh tranh khốc liệt này dẫn đến hậu quả là những người quá 35 tuổi tại Trung Quốc chẳng còn nhiều cơ hội. “Quá già để làm việc ở tuổi 35 và quá trẻ để nghỉ hưu ở tuổi 60” đang là câu nói phổ biến hiện nay trên các nền tảng trực tuyến Trung Quốc. Điều này ám chỉ những người ngoài 30 nếu không có trình độ, kinh nghiệm hoặc mối quan hệ nhất định sẽ chẳng thể cạnh tranh nổi với lớp trẻ, trong khi những người già ngoài 60 chưa chắc đã được nghỉ hưu vì mưu sinh.
Thực tế hiện nay, mặc dù vẫn chưa có báo cáo nào rõ ràng về tình hình thất nghiệp và việc từ chối lao động cũng chẳng vi phạm luật nhưng theo các chuyên gia, đây thực sự là một cú sốc rất lớn đối với những người lao động ở độ tuổi ngoài 30, đặc biệt là những người đang có kế hoạch xây dựng sự nghiệp và gia đình.
Khi được hỏi về hệ quả của vấn nạn này, chuyên gia kinh tế Wang Mingyuan tại Bắc Kinh nhận định: “Vài năm tới đây sẽ là thời điểm khó khăn nhất cho người lao động kể từ khi nền kinh tế mở cửa vào cuối thập niên 1970. Theo ước tính thì sẽ có khoảng 50 triệu người lao động từ 16-40 tuổi thất nghiệp vào năm 2028, từ đó làm rấy lên hàng loạt những bất ổn trong kinh tế và xã hội Trung Quốc nếu không được giải quyết kịp thời. Ngoài ra, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường lao động cũng là nguyên nhân chính khiến người Trung Quốc ngày càng ít sinh đẻ bất chấp các lời kêu gọi từ Chính phủ.”
Còn theo bà Jiang Shengnan – một đại biểu tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc thì lại đưa ra ý kiến rằng, bước đầu tiên để giảm phân biệt tuổi tác là loại bỏ giới hạn độ tuổi trong tuyển dụng công chức. Theo bà, “35 tuổi là độ tuổi vàng của nhiều nhân viên. Việc loại bỏ giới hạn tuổi tác trong tuyển dụng công chức sẽ gửi thông điệp đến các doanh nghiệp và cá nhân rằng phân biệt tuổi tác không nên tồn tại ở nơi làm việc. Điều này sẽ tác động đến tâm lý của người dân cũng như lựa chọn hôn nhân, sinh con và về hưu. Tốt nhất, Chính phủ nên đi đầu trong việc thay đổi nhận thức của toàn xã hội”.
Lan Hoa