+
Aa
-
like
comment

Vì sao ngoại giao đa phương lại thu hút đến thế?

Huy Hoàng - 12/09/2023 12:00

Hiện nay, Việt Nam đang nổi lên như một đại diện cho xu hướng không chia phe phái, áp đặt tư tưởng chính trị lên quan hệ ngoại giao. Mặc dù theo logic điều đó sẽ làm cho nước ta bị cô lập trong một thế giới cạnh tranh địa chính trị phức tạp, thế nhưng điều lạ là càng quyết tâm theo đuổi chính sách ngoại giao đa phương, Việt Nam lại càng thu hút được nhiều ông lớn chú ý. Kinh tế không những đi lên mà vị thế càng được củng cố. Vì sao lại như vậy? Và việc theo đuổi đường lối ngoại giao đa phương cho thấy gì về tầm nhìn của các nhà lãnh đạo quốc gia?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng thống Mỹ Joe Biden – Ảnh: TTXVN

Vì sao ngoại giao đa phương lại thu hút đến thế?

Đầu tiên cần phải nói tới là vị trí địa lý, bởi vốn là quốc gia nằm ở trung tâm kinh tế chính trị của châu Á, nên từ rất sớm, Việt Nam đã được chú ý của những cường quốc. Mặc dù trong suốt 75 năm kể từ ngày thành lập nước, Việt Nam ta luôn chủ động đi quan hệ ngoại giao, thế nhưng cũng trong suốt quãng thời gian trôi qua đó, Việt Nam cũng nhận ra rằng bản thân đóng vai trò quan trọng với nền chính trị thế giới. Bằng chứng là trong quá khứ nhưng nước như Pháp, Mỹ mỗi khi muốn mở rộng tầm ảnh hưởng đều tự tìm tới Việt Nam.

Song điều đặc biệt là nằm ở bản thân nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của mình, Việt Nam đã chọn đi theo con đường ngoại giao đa phương. Thay vì lợi dụng lợi thế sẵn có đó để kiếm chác lợi ích.

Chính bước ngoặt đó đã tạo nên một Việt Nam ngày nay, một Việt Nam đã có quan hệ với tất cả các quốc gia thành viên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc (trong đó có 3/5 nước có mối quan hệ cao nhất). Quan hệ với các quốc gia có sự mâu thuẫn về chính trị hiện tại, như Nga – Mỹ, Trung – Mỹ, Hàn Quốc – Triều Tiên, Palestine – Israel, …

Câu chuyện của Ukraine và Nga là một điển hình cho lối đi ngược lại với chính sách ngoại giao đa phương. Và thành công của Việt Nam là nằm ở sự lựa chọn. Cùng là những nước nằm ở vị trí đắc địa, nhưng Việt Nam đã chọn cho mình một đường lối trung lập, tự cường, quyết không chia phe, hướng tới hài hòa kinh tế chính trị giữa nhiều đối tác.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Chính việc nước ta chọn đi theo đường lối ngoại giao đa phương, đã làm cho các đối tác dễ chịu khi họ tìm tới với Việt Nam. Bởi nhìn vào Việt Nam, thứ họ thấy là cơ hội, là lợi ích, là sự bảo đảm về an ninh chính trị. Quan điểm của Việt Nam là hướng tới hòa bình, không muốn đứng về bất kỳ nước nào để lại chống nước khác. Do đó chỉ cần có lợi ích mà lại được đảm bảo về chính trị, thì không một nước nào lại không muốn thiết lập quan hệ đối tác với Việt Nam.

Xu hướng của các quốc gia trên thế giới nói chung là đi tìm lợi ích, đi tìm mối quan hệ làm ăn để phát triển kinh tế và trong một thế giới cạnh tranh địa chính trị phức tạp như hiện nay, các nước hợp tác với nhau nhưng trong lòng lại nghi ngờ nhau. Và bằng chính sách ngoại giao đa phương, Việt Nam đã khẳng định được mình là một bến đỗ an toàn.

Vị thế của một cường quốc

Việc đi theo đường lối như vậy đã mang tới lợi ích to lớn cho nhân dân Việt Nam. Vì giờ đây đi đến đâu Việt Nam cũng được bạn bè quốc tế chào đón. Kinh tế đất nước phát triển, đời sống đầy đủ hơn chỉ sau 35 năm đổi mới. Và đặc biệt vị thế quốc gia cũng đã đổi khác. Bởi không một quốc gia nào trên thế giới lại có thể khiến Mỹ đề cập tới việc nâng cấp quan hệ thành đối tác chiến lược và từ chối năm lần bảy lượt như Việt Nam.

Mỹ đã muốn nâng cấp quan hệ ngay từ khoảng năm 2010-2011. Còn Việt Nam, phải đến tận khoảng 2018-2019 mới cho rằng đó là chuyện cần thiết. Và phải đến năm 2023, phải trải qua hàng loạt chuyến thăm cấp cao, hai nước Việt Mỹ mới chính thức nâng cấp lên thành đối tác chiến lược toàn diện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính (bên phải), Tổng thống Mỹ Joe Biden (bên trái) và Tổng thống Brazil Lula da Silva bắt tay bên lề phiên thảo luận về “Hướng đến một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng”, ngày 21/5, tại Hiroshima, Nhật Bản. Ảnh: TTXVN

Có thể thấy được rằng Chính quyền Mỹ ở Washington đã rất kiên nhẫn, nhẫn nại với Việt Nam. Qua đó chứng minh dù chỉ là một nước nhỏ bé về diện tích tại Châu á, nhưng trong mắt nước Mỹ, tầm vóc của Việt Nam thì vô cùng to lớn, đủ để họ đối đãi với chúng ta giống như cách họ đối xử với những cường quốc ngang tầm trên thế giới.

Vị thế Việt Nam hiện nay đúng như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.”

Tầm nhìn đi trước thời đại

Để thực hiện chính sách ngoại giao đa phương giống với Việt Nam, khi mới nghe qua thì thấy rất đơn giản. Nhưng đây không phải là điều mà quốc gia nào cũng có thể làm được. Bởi nó đòi hỏi một tầm nhìn rất lớn.

Ngay khi thế giới vẫn đang còn đang ngập tràn trong chiến tranh thì đường lối ngoại giao đa phương của nước ta đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy làm chủ trương đối ngoại. Nếu nhìn về quá khứ, vào những thập niên 1950, Việt Nam khi ấy chỉ vừa mới giành được độc lập, để thực hiện kháng chiến trường kỳ chống Pháp. Việt Nam đã phải nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô. Nhưng trong suốt những năm khói lửa ấy, Việt Nam chỉ xem khối XHCN là một đối tác, chứ không chấp nhận đi theo tư tưởng chống tư bản cực đoan của họ.

Bằng chứng là những dòng đầu tiên bản Tuyên ngôn Độc lập của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lại được Chủ tịch Hồ Chí Minh trích từ nội dung tinh túy nhất trong Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Trong lúc những nước được xem là cường quốc ấy, vẫn còn nhìn nhau bằng ánh mắt thù địch sâu sắc, do những bất đồng về chính trị. Thì Việt Nam đã dễ dàng bỏ qua những bất đồng đó để mà hợp tác với cả hai, tiến tới mục tiêu hòa bình, độc lập chung cho nhân loại.

Chính cái nhìn khác biệt này đã mở đường cho một nền ngoại giao đặc biệt đậm chất Việt Nam. Nên có thể nói thành công ngày nay của Việt Nam là đến từ một nhà lãnh tụ có tầm nhìn đi trước thời đại, và quan trọng hơn hết là thế hệ lãnh đạo nối tiếp sau đó, đã phát huy đường lối ngoại giao đa phương đến mức tinh hoa.

Huy Hoàng

Bài mới
Đọc nhiều