Vì sao lại thích “vác tù và hàng tổng”?
Gần đây, đối tượng Phạm Minh Hoàng – một trong những kẻ chống đối vô cùng nguy hiểm – đã tiến hành trả lời phỏng vấn cho Việt Tân. Trong nội dung trả lời của mình, Phạm Minh Hoàng và Việt Tân đã lồng ghép nhiều quan điểm, thông tin sai lệch. Đặc biệt, đối tượng này còn lợi dụng cái chết của giáo sư Bùi Quang Tín (một vụ việc đang được dư luận đặc biệt quan tâm), kết nối các thông tin một cách mơ hồ, chủ quan và xuyên tạc, gieo rắc “bóng ma” mờ ám về câu chuyện nhân sự trước Đại hội XIII.
Từ xưa đến nay, câu chuyện “ai lên ngôi, ai về ở ẩn” trước mỗi kỳ Đại hội Đảng luôn nhận được sự quan tâm của dư luận. Chính bởi vậy, các đối tượng phản động, chống đối luôn tập trung vào vấn đề này để “dắt mũi” dư luận. Với cách thức đưa thông tin mang tính “thâm cung bí sử”, các đối tượng dễ dàng lồng ghép những quan điểm, thông tin sai lệch để phá bĩnh, làm “bẩn” vấn đề nhân sự.
Phạm Minh Hoàng: kẻ ăn bám chính trị
Phạm Minh Hoàng là một trong những kẻ “ăn bám chính trị” vô cùng nguy hiểm. Là giáo sư ngành khoa học tự nhiên, từng là giảng viên khoa Toán tại Trưởng Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh nhưng thay vì làm chuyên môn, y lại luôn thích “tán phét” chuyện chính trị. Năm 2011, Phạm Minh Hoàng bị tuyên án phạt 17 tháng tù và 3 năm quản chế đối với Phạm Minh Hoàng về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Sau khi ra tù, Phạm Minh Hoàng tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Đến năm 2017, Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất khỏi Việt Nam.
Là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân, Phạm Minh Hoàng dù không còn mang quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn tiếp tục thực hiện nhiều hành vi chống phá nguy hiểm. Lợi dụng cái mác giảng viên Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh từ nhiều năm về trước, y tiến hành trả lời phỏng vấn của nhiều báo, đài nước ngoài (những trang báo có cái nhìn thù địch với Việt Nam) và đồng thời đưa ra nhiều bài viết đăng tải trên mạng xã hội với nội dung xuyên tạc tình hình chính trị – xã hội của Việt Nam.
Gần đây nhất, Phạm Minh Hoàng và Việt Tân lại tiến hành là “trò hề” khi xây dựng video phỏng vấn luận bàn tình hình Việt Nam. Hết bàn chuyện tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc, Phạm Minh Hoàng và Việt Tân lại lộng ngôn, xuyên tạc vấn đề nhân sự Đại hội XIII của Đảng ta.
Bắt đầu câu chuyện với cái chết của giáo sư Bùi Quang Tín – một vụ việc đang được dư luận đặc biệt quan tâm, Phạm Minh Hoàng điểm danh lại cái chết của một vài quan chức thời gian vừa qua. Và hiển nhiên, đi kèm với đó, y triệt để lồng ghép những thông tin bí ẩn mang tính “bí sử”. Cuối cùng, các đối tượng đổ thừa, vu vạ cho rằng việc các quan chức bị chết khi đang đương nhiệm là kết quả của sự tranh giành, đấu đá nội bộ. Tất cả những thông tin, quan điểm được Phạm Minh Hoàng và Việt Tân đưa đẩy, tung hứng chỉ mang tính phán xét chủ quan, phiến diện, không có bất cứ một căn cứ cụ thể, khách quan nào để chứng minh. Trong “thuyết âm mưu” của mình, Phạm Minh Hoàng và Việt Tân còn cho rằng trong Đại hội XIII sắp tới, việc đấu đá, tranh giành quyền lực giữa các “phe nhóm” trong nội bộ Đảng sẽ tiếp tục gia tăng. Cùng với đó, các đối tượng tiếp tục xuyên tạc nền công lý ở Việt Nam, vu khống tại Việt Nam mọi sự thực sẽ không được công khai. Tất cả những thông tin được đưa ra đều đi đến việc tô vẽ, ám chỉ chính trường Việt Nam đầy u ám, tăm tối.
Vì sao lại thích “vác tù và hàng tổng”?
Có một thực tế vô cùng kỳ lạ và cũng rất hài hước là rất nhiều đối tượng của Việt Tân dù không mang quốc tịch Việt Nam, chẳng sinh sống tại đất nước Việt Nam nhưng lại thích bàn chuyện, phán xét và dạy đời Việt Nam. Trong khi hầu hết những người dân Việt Nam chân chính, mang trong mình dòng máu đỏ da vàng, sinh sống, mang quốc tịch Việt Nam không hề kêu ca, phàn nàn với Đảng, Nhà nước thì những anh Tây “mũi tẹt, da vàng” – những đối tượng phản động lưu vong người Việt đang sinh sống tại xứ sở “thiên đường” của “tự do”, “dân chủ” – lại luôn miệng “khóc thuê” cho người dân Việt Nam, lên tiếng “tố cáo” Đảng, Nhà nước chèn ép người dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền.
Thực tế, đằng sau những lời đường mật, bên dưới tấm mặt nạ dân chủ, nhân quyền và những mưu mô và tham vọng của các đối tượng phản động lưu vong. Các đối tượng này luôn tìm mọi cách để làm suy yếu vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng, tìm cách chen chân vào hệ thống chính trị của Việt Nam, cố gắng tranh giành miếng bánh lợi ích mà Đảng và nhân dân ta đã gây dựng sau chiến tranh,để dần dần tiến tới xoá bỏ Đảng cộng sản, thay đổi thể chế chính trị. Để đạt được mục đích trên, các đối tượng không từ bất kỳ thủ đoạn gì. Đặc biệt, “chiến tranh thông tin” được triệt để sử dụng để làm lung lay, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc.
Việc Phạm Minh Hoàng và Việt Tân tung hứng trong câu chuyện liên quan đến cái chết của giáo sư Bùi Minh Tín suy cho cùng cũng là nhằm mục đích chống phá, làm suy yếu uy tín của Đảng, Nhà nước. Trong video phỏng vấn giữa Việt Tân và Phạm Minh Hoàng, Việt Tân liên tục đưa ra dòng thông tin giới thiệu Phạm Minh Hoàng là giáo sư, nhà giáo, giảng viên Khoa Toán Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Việc phô trương công việc, nghề nghiệp là một thủ đoạn tinh vi, thường được các đối tượng sử dụng để làm tăng độ “tin cậy” của bài phỏng vấn. Nhưng nực cười, Phạm Minh Hoàng đã bị trục xuất khỏi Việt Nam, từ lâu chẳng phải là giảng viên Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vì đạt được mục đích chống phá, các đối tượng cố tình “ăn mày” quá khứ. Thế mới thấy, giá trị của Phạm Minh Hoàng chỉ nằm ở cái mác giảng viên, không hơn không kém.
Việc mang quốc tịch nước ngoài nhưng lại cố tình “buôn dưa lê, bán dưa chuột” về Việt Nam suy cho cùng cũng chỉ là một chiêu trò để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, vì vậy, mọi người cần hết sức thận trọng để “gạn đục khơi trong”, không để bị dắt mũi.
Bảo An
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả