+
Aa
-
like
comment

Những nghi vấn xoay quanh vụ ám sát cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe

Đặng Trường - 08/07/2022 13:05

Sáng Thứ Sáu (ngày 8/7), người dân Nhật Bản bất ngờ đón tin dữ. Cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát trong lúc phát biểu vận động cho thành viên Đảng Dân chủ tự do tại thành phố Nara. Ngay sau đó, dư luận bắt đầu bàn tán về lý do ông Shinzo Abe bị bắn. Nhiều giả thuyết đã được đặt ra:

Ông Shinzo Abe trước khi bị bắn.

Thứ nhất, ông Shinzo Abe đã từng thừa nhận thất bại của mình trong việc giải quyết vấn đề người Nhật bị bắt ở Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ với Nga và việc sửa đổi hiến pháp từ bỏ chiến tranh của Nhật Bản. Mặc dù, ông từng tuyên bố sẽ tập trung vào việc biến Nhật Bản trở thành một quốc gia “bình thường” và “tươi đẹp” với một quân đội mạnh hơn và vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế. Nhưng thực tế, Nhật Bản vẫn như một “con sói” bị Mỹ xiềng xích lại.

Chủ nghĩa dân tộc của cựu Thủ tướng Nhật là rất lớn. Năm 2015, ông đã thúc đẩy thông qua luật an ninh gây tranh cãi cho phép quân đội Nhật Bản tham gia các nhiệm vụ chiến đấu ở nước ngoài cùng với các lực lượng đồng minh, như một phần của “quyền tự vệ tập thể”. Việc làm này đã khiến nhiều người Nhật tức giận. Ông Shinzo Abe đã không đạt được mục tiêu ấp ủ của mình là chính thức viết lại Hiến pháp Hòa bình do Mỹ soạn thảo vì sự ủng hộ của công chúng kém. Những người ủng hộ ông Shinzo Abe nói rằng di sản của ông là mối quan hệ Mỹ – Nhật bền chặt hơn nhằm tăng cường khả năng quốc phòng của Nhật Bản. Nhưng cựu Thủ tướng Nhật cũng gây thù địch bằng cách buộc các mục tiêu quốc phòng và các vấn đề gây tranh cãi khác của mình thông qua Quốc hội, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của công chúng.

Nghi phạm bị bắt tại chỗ là người đàn ông 41 tuổi.

Thứ hai, cựu Thủ tướng Shinzo Abe và các đồng minh theo quan điểm xét lại trong Đảng Dân chủ Tự do của mình đã thay đổi Nhật Bản theo hướng hữu khuynh với một số hậu quả tiêu cực. Động thái này đã làm xuống cấp mối quan hệ với các nước láng giềng bao gồm Trung Quốc và gây thiệt hại nhiều nhất là với Hàn Quốc. Ở trong nước, động thái này đã làm suy yếu tự do báo chí và thu hẹp không gian công cộng để nêu lên các vấn đề gây tranh cãi. Đặc biệt, năm 2016, khi ông hạ độ tuổi bầu cử, người Nhật lớn tuổi đã rất lo lắng về chủ nghĩa dân tộc của ông Shizo Abe.

Thứ ba, mới đây, Nhật Bản thông qua Đề cương chính sách tài chính và kinh tế năm 2023. Bản đề cương thừa hưởng các nội dung liên quan tới kích thích tài chính mạnh mẽ trong chính sách kinh tế “Abenomics” của cựu Thủ tướng Shinzo Abe nhưng nó không đề cập cụ thể tới giải pháp làm thế nào để đạt được mục tiêu thúc đẩy phân phối của cải và giải quyết bất bình đẳng về thu nhập. Trong khi đó, việc xem xét lại thuế thu nhập từ đầu tư tài chính, vốn thường bị chỉ trích là mang lại lợi ích cho người giàu.

Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhất trong số các nước phát triển, chủ yếu do dân số già hóa khiến chi phí an sinh xã hội ngày càng tăng. Với các khoản nợ khổng lồ của Nhà nước và các khoản thanh toán phúc lợi cho người già được hỗ trợ bởi một lực lượng lao động ngày càng suy giảm. Điều này có thể đã tạo ra một luồng bức xúc lớn trong nhân dân.

Hiện trường nơi ông Shinzo Abe bị bắn ngã gục.

Thứ tư, trước đây Nhật Bản đã tích cực vận động loại bỏ vũ khí hạt nhân sau khi hai thành phố Hiroshima và Nagasaki bị tàn phá nặng nề bởi bom nguyên tử Mỹ. Thế nhưng, ông Shinzo Abe lại vận động chương trình “chia sẻ vũ khí hạt nhân” với Mỹ. Một giả thuyết đặt ra, có thể người nhà của nghi phạm từng là nạn nhân ở 2 thành phố bị bỏ bom nguyên tử nên họ căm phẫn với đề nghị của ông Shinzo Abe.

Theo NHK đưa tin, nghi phạm 41 tuổi sống tại thành phố Nara, nơi xảy ra vụ xả súng. Các nguồn tin quốc phòng cũng cho biết nghi phạm đã làm việc cho Lực lượng Phòng vệ Hàng hải trong 3 năm cho đến khoảng năm 2005. Cảnh sát cho biết nghi phạm nói với các nhà điều tra rằng anh ta không hài lòng với cựu thủ tướng và có ý định giết ông ta.

Hiện tại, chưa có nguyên nhân chính thức về việc ông Shizo Abe bị ám sát. Tuy nhiên, khi biết thông tin này, có lẽ đất nước và nhân dân Việt Nam cũng rất thương xót và bàng hoàng. Bởi lẽ, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là một trong những người rất quan tâm đến Việt Nam khi còn tại chức. Ông đã có rất nhiều chuyến thăm đến Việt Nam và tạo nhiều điều kiện để người lao động đến Nhật Bản làm việc. Ngoài ra trong đại dịch khó khăn, ông Abe Shinzo đã quyết định trợ cấp tiền mặt cho mỗi hộ gia đình bị giảm thu nhập, trong đó có người Việt sinh sống ở Nhật. Ông ký nhiều hợp đồng lao động với Việt Nam để đặt sẵn việc làm cho người lao động với số lượng lớn và tới nay nhiều ngành nghề ở Việt Nam vẫn đang liên tục đào tạo để sang Nhật làm.

Đặng Trường

Bài mới
Đọc nhiều