Vì sao châu Âu cần một “Sáng Kiến Vành đai và Con đường”?
Đại dịch và cuộc xung đột lớn nhất Đông Âu kể từ sau thế chiến II đã “đánh thức” các nhà lãnh đạo châu Âu về sự phụ thuộc của lục địa này vào các quốc gia khác trong việc đảm bảo nền tảng an ninh của mình, từ năng lượng đến vi mạch.
Trước sự phụ thuộc bất lợi như hiện nay, nhiều nhà hoạch định chính sách đã khẳng định rằng, châu Âu cần một con đường mới và vững chắc hơn.
Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc – một sáng kiến sử dụng địa chính trị và cơ sở hạ tầng để định hình lại các mô hình thương mại có lợi cho mình đã và đang được các nhà hoạch định châu Âu chú ý. Có nhận định rằng EU cũng cần phải có một sáng kiến tương tự như thế để có thể liên kết với các quốc gia khác cũng như tăng cường vị thế của mình.
Châu Âu cần nắm bắt gì từ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc?
Trên lý thuyết, EU là một đối tác hấp dẫn đối với nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trên toàn cầu. Mô hình xã hội của Châu Âu, được nhiều nước trên thế giới ngưỡng mộ và ít yêu cầu phải liên kết về chính sách đối ngoại hơn so với Mỹ hoặc Trung Quốc.
Ngoài ra, trên lý thuyết, Mỹ-Latinh nên là nơi hứa hẹn nhất để EU có thể tận dụng lợi thế này. Khu vực này gần với châu Âu về mặt văn hóa, phần lớn là dân chủ và có chung các giá trị nền tảng của EU. Ngoài ra, việc nhập cư từ khu vực Mỹ -Latinh vào châu Âu cũng là một quá trình không quá khó.
Tuy nhiên vào giữa tháng 7, khi các nhà lãnh đạo Châu Âu và Châu Mỹ-Latinh hợp mặt tại Hội nghị Thượng Đỉnh lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, những nỗ lực hợp tác của hai bên dường như quay trở về điểm xuất phát.
Hội nghị Thượng Đỉnh không mấy thành công này là điều mà EU đã không dự tính trước và khối này cũng chưa kịp nêu rõ những hình thức quan hệ sâu sắc hơn mà khối có thể mang lại cho những nước không phải thành viên bên cạnh các thoả thuận thương mại và hiệp định truyền thống.
Việc xây dựng sự thống nhất Châu Âu sau 1945 xoay quanh hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo coi sàng đấu thế giới như là một thị trường nơi để bán hàng xuất khẩu, tìm nguồn nguyên liệu thô.
Tuy nhiên, châu Âu cũng đã theo đuổi một thị trường được xem là dễ dàng và mang lại nhiều lợi ích đến mức quên rằng nó cần có nền tảng chính trị, đó là khi lục địa này bằng lòng để Mỹ duy trì quyền lực của mình.
Theo Financial Times, đại dịch và chiến tranh đã thúc đẩy khái niệm quyền tự chủ chiến lược của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Nhưng hơn cả quyền tự trị độc lập, EU cần tham gia vào hợp tác chiến lược để khiến các quốc gia vững chắc khác đứng về phía mình.
Global Gateway, con đường mới dành cho châu Âu
Financial Times nhận định, điều mà EU còn thiếu là một chiến lược cam kết cho các mối quan hệ sâu sắc với các quốc gia ngoài các nước quen thuộc.
Vào năm ngoái, Liên binh châu Âu công bố chiến lược Global Gateway, một chiến lược mới để phát triển cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới. Và một năm sau đó, khu này cố gắng thuyết phục những người hoài nghi trong và ngoài khối rằng EU có thể là “một người chơi” đáng tin cậy trong lĩnh vực mà Trung Quốc đã thống trị trong một thập kỷ qua.
Global Gateway đặt mục tiêu huy động tới 300 tỷ euro từ ngân sách EU, các quốc gia thành viên và khu vực tư nhân cho đến năm 2027. Số tiền này nhằm giúp các nước kém phát triển đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số, đồng thời mang lại lợi ích cho các nền kinh tế EU và tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của khối.
Nỗ lực này một phần là phản ứng của châu Âu đối với sáng kiến Vành đai và Con đường. Kể từ năm 2013, Bắc Kinh đã chuyển hàng trăm tỷ USD vào việc xây dựng đường bộ, đường sắt và cảng trên khắp thế giới. Các nước phương Tây khác, đặc biệt là Mỹ và Vương Quốc Anh cũng đang thúc đẩy các kế hoạch đầu từ nước ngoài của riêng mình.
Cao ủy Liên Minh Châu Âu về Quan Hệ Đối tác Quốc tế, bà Jutta Urpilainen cho biết: “Global Gateway là một ưu đãi dựa trên các giá trị. ”
Câu hỏi đặt ra là liệu những nỗ lực này có đủ thu hút hay không?
Từ 2014 đến 2018, Trung Quốc ước tính đã cho vay nước ngoài tới 400 tỷ đô la Mỹ và tuyên bố đã ký các hợp đồng Vành đai Và Con đường trị giá khoảng 100 tỷ đô la vào năm 2022.
Ông Stefano Sannino, Tổng thư ký của Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu, cho biết “Global Gateway đại diện cho một cách tiếp cận mới đối với biện trợ nước ngoài của EU. Không còn đơn giản là tập trung vào việc giúp đỡ các quốc gia mục tiêu mà còn tính đến nhiều hơn đến lợi ích của châu Âu, tìm cách xây dựng quan hệ đối tác cùng có lợi”.
Liên quan đến các dự án đã được tài trợ và đang được triển khai, các quan chức EU đã đề cập đến dự án xây dựng tuyến cáp quan biển mới, kết nối một số quốc gia ở Bắc Phi và Nam Âu và sự tham gia của EU trong việc xây dựng một nhà mấy thủy điện trị giá 5 tỷ euro ở Tajikistan sẽ giảm sự phụ thuộc của Trung Á vào năng lượng nước ngoài.
Ông Sannino cho biết, ông hy vọng sáng kiến này sẽ tăng tốc trong năm nay. “Bây giờ châu Âu đang ở tốc độ vô cùng nhanh”, ông nói.
Vào tháng 12, EU đã bật đèn xanh cho 40 chương trình đầu tư ở châu Phi, Cận Sahara, Mỹ Latin và châu Á, Thái Bình Dương. Nhưng những thách thức hiện nay cũng đã chia lấp quy mô của các kế hoạch này.
Một nhà nghiên cứu tại tổ chức ULP of Brussels cho biết chỉ riêng với việc châu Phi cần đầu tư Cơ sở hạ tầng lên tới 150 tỷ USD mỗi năm, những gì cho Âu đang cung cấp, giống như “nhỏ nước vào Đại Dương”.
Những người chỉ trích Global Gateway cũng chỉ ra rằng, sáng kiến này không mang lại bất kì khoảng tài trợ bộ sung nào. Thêm vào đó là dựa trên các nguồn lực đã phân bổ cho các quốc gia thành viên riêng lẻ. Thậm chí không rõ số tiền đầu tư, hứa hẹn thực chất sẽ là bao nhiêu. Thực tế gần một nửa trong số 300 tỷ euro là đến từ các khoảng đầu tư tư nhân.
Ông Reinhard Bütikofer, Chủ tịch phái đoàn của Nghị viện Châu Âu về Quan hệ với Trung Quốc cho biết “Nhìn vào thái độ của các nhà đầu tư, tôi khá tự tin rằng họ đang nhìn thấy cơ hội trước mắt.”
Ông Bütikofer cho biết nhóm tư vấn kinh doanh về chiến lược Global Gateway cũng sẽ thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng chuyên nghiệp châu Âu. Tuy nhiên, những nỗ lực trước đây của EU nhằm thu hút khu vực tư nhân tham gia vào các dự án phát triển hầu như không đạt được thành công được rỡ. Có rất ít bằng chứng về tác động thực tế của các công cuộc tài chính mà EU đang sử dụng để thu hút các doanh nghiệp.
Ngay cả những người ủng hộ Global Gateway cũng thừa nhận rằng chương trình sẽ được hưởng lợi để vạch ra được những ưu tiên rõ ràng hơn, thay vì chỉ đơn giản là là mới những chương trình hiện có của châu Âu.
Ông Bütikofer cho biết bất cứ khi nào có một khái niệm mới đầy hứa hẹn được vạch ra, các tổ chức thường có xu hướng điều chỉnh lại các chứng sách của mình nhưng dưới một cái tên mới.
Nhưng “bình cũ, rượu mới” không phải là mục tiêu mà chiến lược Global Gateway hướng tới. Theo Financial Times, châu Âu có thể nhìn vào nhiều hơn sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc kết hợp với các đặc điểm độc đáo của châu lục này. Đây là điều thực tế bởi không gì có thể bảo vệ cho lợi ích của châu Âu nếu Mỹ từ bỏ trật tự tự do, giữ trên luật lệ sau cuộc bầu cử Tổng thống vào năm tới.
Tuệ Ngô