+
Aa
-
like
comment

Vì bệnh thành tích thuê du côn “thích làm màu” ép thí sinh luyện tập

Đinh Lực - 22/11/2019 15:47

Hoàn thành nhiệm vụ năm học”… là những câu nói về chỉ tiêu đã chính gây nên áp lực đối với người thầy cô giáo, buộc thầy cô phải “tất tay” khiến 1 lớp có tới 42 học sinh giỏi đến như vậy. Đây không phải là chuyện “xưa nay hiếm” đối với một môi trường giáo dục nhiều tiêu cực như hiện nay.

Tôi chỉ muốn làm màu, thể hiện bản thân”

Liên quan đến vụ việc thầy giáo dạy võ đấm, đá các học viên trong quá trình huấn luyện, sáng 19.11, trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm Thế Dũng, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc), cho biết các học sinh bị thầy giáo đấm, đá, giẫm đạp,… trong đoạn video thuộc đoàn dự thi Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Vĩnh Phúc, do Phòng GD-ĐT huyện Yên Lạc làm Trưởng đoàn.

Hình ảnh thầy giáo tung đòn phản cảm đối với học sinh của mình
Hình ảnh thầy giáo tung đòn phản cảm đối với học sinh của mình

Theo ông Dũng, để chuẩn bị cho Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh năm nay, đơn vị đã thuê anh Nguyễn Ngọc Thắng (30 tuổi, trú tại thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc; là võ sư dạy, bồi dưỡng võ thuật ở Nhà thi đấu thành phố Vĩnh Yên) về huấn luyện môn võ karate cho 16 em học sinh của đội 8 ngày, trước khi đi dự thi. Các em học sinh này trong độ tuổi cấp 2, cấp 3.

Đến khoảng 13 giờ 30 chiều 16.11, khi các cháu tập trung tại Nhà thi đấu thành phố Vĩnh Yên để chuẩn bị thi đấu thì võ sư Thắng bất ngờ tập trung các cháu lại để khởi động. Tuy nhiên, quá trình khởi động cho các học sinh, võ sư Thắng đã dùng những động tác như đấm, đá, giẫm đạp,… lên các học sinh, khiến nhiều người chứng khiến phẫn nộ.

Anh Thắng bất ngờ tới triệu tập các học sinh để khởi động, trong khi đoàn không có hợp đồng với anh ấy trong ngày này. Đáng nhẽ khởi động nhẹ cho các cháu thôi, nhưng anh ấy lại dùng những động tác mạnh, phản cảm khiến người nhìn khó chịu. Bên võ có mức độ dùng thế nào thì tôi không biết, chứ nó mà giẫm vào mình như vậy thì mình cũng chết, chứ không phải các cháu”, ông Dũng cho hay.

Ông Dũng cũng cho biết trong quá trình huấn luyện cho các học sinh tại cơ sở, võ sư Thắng làm rất tốt, tuy nhiên, trong ngày dự thi, “không hiểu anh Thắng có gì đấy trong người, hay vì bệnh thành tích nên có những hành vi như vậy”.

Sau sự việc, Công an đã về trực tiếp làm việc với các cháu và phụ huynh, bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã họp với phụ huynh và học sinh, nhưng tất cả đều không có ý kiến gì. Tuy nhiên, về công tác quản lý, chúng tôi nhận thấy chưa được chặt chẽ, bám sát nên đã để xảy ra sự việc này. Đơn vị sẽ họp bàn để rút kinh nghiệm sâu sắc”, ông Dũng nói.

Trước đó, võ sư Thắng khai với công an rằng do áp lực về thành tích, mong các em đạt kết quả cao trong kỳ thi nên cần dạy dỗ nghiêm khắc. Tuy nhiên, theo Công an tỉnh Vĩnh Phúc, cơ quan chức năng đang xác minh số học sinh bị thầy giáo đánh, đồng thời cho một số cháu đi giám định thương tích và đã yêu cầu Công an thành phố Vĩnh Yên làm rõ sự việc, báo cáo bằng văn bản.

Nói không với bệnh thành tích” – “ biểu hiện” thì ít, “ biển hiệu” thì nhiều

Khẩu hiệu nói không với bệnh thành tích của Bộ trưởng đã nhận được sự đồng thuận rất lớn của lòng dân và xã hội khi đó. Với cách làm đầy quyết liệt của Bộ trưởng, bảng thành tích của ngành giáo dục cuối năm 2006 – 2007 đã thay đổi rõ rệt thông qua kết quả tốt nghiệp THPT đã giảm gần 30% so với năm học trước đó, thậm chí có trường tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 0%.

Để quyết tâm thực hiện Nguyên Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, khi đó ông đã gửi thư cho báo chí bàn về những vấn đề nhức nhối của giáo dục . Và ngay trong câu đầu của bức thư gửi báo chí ông có lời khẳng định về 10 năm sau giáo dục Việt Nam sẽ khác, căn bệnh thành tích sẽ được loại bỏ triệt để.thanhtich2

Không ai có thể phủ nhận thành tích mà nguyên bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã đóng góp cho ngành giáo dục khi ông đương nhiệm, lẫn cả khi ông giữ chức vụ Phó Thủ tướng. Nhưng có lẽ căn bệnh thành tích mà ông mong muốn triệt phá nó đã không khác sau 10 năm là mấy.

Bệnh thành tích của ngành giáo dục chưa khi nào lại xảy ra dồn dập, với những vụ tiêu cực, bức xúc và phẫn nộ như trong năm 2018. Thống kê sơ bộ, thì từ đầu năm 2018 đến nay đã có hàng chục vụ tiêu cực như giáo viên bạo hành học sinh, xâm hại tình dục học sinh… diễn ra một cách theo đúng nghĩa công khai, mà nguồn cơn sâu xa của nó thì không có gì khác ngoài việc từ căn bệnh thành tích.

Vì thành tích chung của lớp, của cá nhân cô giáo, mà nữ giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương – Chủ nhiệm lớp 3A5 trường Tiểu học An Đồng (An Dương, Hải Phòng) phạt học sinh hay nói chuyện trong lớp, bằng hình thức vắt nước giẻ lau bảng để bắt học sinh uống.

Xảy ra tình trạng “ai cũng được giấy khen” khi vào thời điểm “đến hẹn lại lên” là cuối năm học, thì người người, nhà nhà đã khoe giấy khen của con lên mạng xã hội. Những con số đẹp được ghi trên bảng điểm, ghi trên học bạ đã được giáo viên công bố trong buổi họp phụ huynh cuối năm đã trở thành chuyện bình thường.

Xét cho cùng, thì giáo dục cần phải có rất nhiều vấn đê cần phải đại phẫu, khi một nền kinh tế đang phát triển theo đúng nghĩa hành động và kiến tạo. Thì giáo dục cũng phải vận động để xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, chứ không phải là nơi mà thầy cô vì thành tích ảo mà đánh mất giá trị đích thực của giáo dục.

Nếu cứ tình trạng này, thì những đứa trẻ được giáo dục, đào tạo sẽ liệu có “thật chuẩn” đúng là trường điểm, trường thì đua, học sinh giỏi, nếu đưa chúng vào bối cảnh toàn cầu hóa?. Bệnh thành tích, căn bệnh trầm kha của hơn 10 năm tuyên chiến, nếu không có cuộc đại phẫu, thì bạo lực còn diễn ra, đạo đức xuống cấp còn trầm trọng. Và khi đó, giáo dục Việt Nam sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới an nguy vận mệnh quốc gia dân tộc.

Bài mới
Đọc nhiều