+
Aa
-
like
comment

VEIL: Covid khiến Việt Nam được khẳng định là cường quốc sản xuất

15/10/2020 17:16

Mời đây tập đoàn phân tích thông tin và tư vấn đầu tư Citywwire có trụ sở tại Anh đã đăng tải bài phân tích của tác giả Jeremy Gordon về môi trường và cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Ban biên tập Cánh Cò lược dịch bài phân tích này cụ thể:

Ông Dominic Scriven người sáng lập của tập đoàn Dragon Capital cho biết, Việt Nam đã tiếp tục tăng cường sự hiện diện của mình trong lĩnh vực sản xuất ở châu Á trong năm nay, cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng đối với việc “sử dụng lao động” không gây ra mối đe dọa nào đối với sự tăng trưởng mạnh mẽ của đất nước.

Bài phân tích cơ hội đầu tư trên Citywwire

Đại dịch coronavirus đã khiến các nhà quản lý tập trung vào vấn đề an toàn của chuỗi cung ứng, một chủ đề vốn đã được thúc đẩy bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra, mở ra khả năng nhiều ngành sản xuất quay trở lại các nền kinh tế phương Tây.

Người sáng lập Dragon Capital, tập đoàn điều hành quỹ đầu tư trị giá 983 triệu bảng Anh vào Vietnam Enterprise Investments (VEIL), khẳng định rằng, triển vọng phát triển của Việt Nam sẽ bị tổn hại nếu toàn cầu hóa bị đảo ngược. Quỹ tín thác này đã được thành lập 25 năm, là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lâu đời nhất và lớn nhất tại quốc gia này, đã mở văn phòng tại Việt Nam sau khi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại vào năm 1994.

Quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investments (VEIL)

Ông Scriven cho biết: “Rất khó để tìm thấy một nền kinh tế đông dân ở bất kỳ đâu trên thế giới có mức độ trao đổi thương mại lớn như Việt Nam”.

Theo Ngân hàng Thế giới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt mức 210% GDP vào năm ngoái. Đó là mức cao thứ tám trên thế giới, chỉ đứng sau các thành phố như Hồng Kông hoặc các quốc gia nhỏ hơn như Ireland. Con số này ở nước láng giềng Campuchia chỉ là 124%.

“Rõ ràng là có rất nhiều người đang tìm kiếm giải đáp cho câu hỏi, liệu mô hình truyền thống có còn tồn tại hay không và chủ nghĩa bảo hộ có chống lại lợi ích lâu dài của đất nước hay không”, Scriven nói.

“Những gì tôi đang tìm hiểu được là chắc chắn có những người muốn tiếp tục, nhưng tôi không biết điều đó thực tế như thế nào.”

Ông Scriven

Nhật Bản và Hàn Quốc

Những nhà đầu tư cho biết, trong ngắn hạn xu hướng chủ đạo là các công ty đa quốc gia đang rút khỏi Trung Quốc. Điều đó được khẳng định thêm tâm lý của một đối thủ của VEIL là quỹ đầu tư VinaCapital Vietnam Opportunity (VOF) có trị giá 572 triệu bảng Anh, hồi đầu năm cho biết, Covid-19 là “chất xúc tác mạnh mẽ” cho việc chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam.

Mùa hè năm nay, Chính phủ Nhật Bản đã thông báo hỗ trợ cho các công ty Nhật đưa nhà máy quay lại Nhật Bản và chuyển sang Đông Nam Á, nhằm giảm sự phụ thuộc vào sản xuất ở Trung Quốc.

Đã có 30 công ty Nhật đã nhận được sự hỗ trợ để chuyển sản xuất sang các quốc gia ASEAN, bao gồm các công ty lớn như Shin-Etsu Chemical Co., Ltd, sẽ mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

Shin-Etsu Chemical Co., Ltd, sẽ mở rộng sản xuất tại Việt Nam

Một công ty Hàn Quốc là Hyundai Motor cũng vừa bắt đầu xây dựng nhà máy thứ hai tại Việt Nam, với công suất sản xuất 100.000 xe mỗi năm tại Việt Nam. Trong khi công ty này cho biết, họ đã trở thành thương hiệu bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam đang phát triển nhanh chóng.

Hyundai Motor cũng vừa bắt đầu xây dựng nhà máy thứ hai tại Việt Nam

Nhưng ông Scriven cho rằng đó chưa phải là động lực chính. Ông nói: “Tôi nghĩ đó là vì họ đang nghĩ Việt Nam là một bệ phóng vững chắc và đáng tin cậy cho lĩnh vực sản xuất”.

Những phát triển đó khiến các nhà quản lý VEIL, tập đoàn lớn nhất trong ba quỹ tín thác đầu tư vào Việt Nam được niêm yết tại London, tin tưởng rằng, câu chuyện tăng trưởng dẫn đầu về xuất khẩu của quốc gia này vẫn còn nhiều điều phải làm.

Nhà nước độc đảng cũng đã phản ứng hiệu quả đáng kể đối với đại dịch, giới hạn các trường hợp lây nhiễm được xác nhận là chỉ hơn 1.000. Bất chấp sự hoài nghi về việc liệu số các ca lây nhiễm có thực sự thấp đến mức đó hay không, ông Scriven nói rằng ‘không có nghi ngờ nào’ rằng kết quả của hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn trường hợp có thể tránh được.

Đầu tư vào con người

Trong khi vẫn còn khó khăn khi đầu tư trực tiếp vào các nhà xuất khẩu, vốn thường là các doanh nghiệp tư nhân trong các chuỗi cung ứng, VEIL đang tìm cách khai thác tăng trưởng nội địa đi đôi với tăng trưởng xuất khẩu.

Ông Scriven nói: “Điều chúng tôi làm là đầu tư vào những người được hưởng lợi từ những điều đó”.

Các lĩnh vực chính để đầu tư hầu như không thay đổi trong 15 năm qua. Các ngân hàng chiếm gần một phần ba tín chấp, được hưởng lợi từ các bước như, mọi người mở tài khoản ngân hàng đầu tiên của họ hoặc tăng khoản vay tiêu dùng.

Bất động sản chiếm gần 30% nền kinh tế, là một phần của vấn đề đô thị hóa, với lượng dân cư nông thôn chuyển đến thành phố sinh sống. Vinhomes, chiếm 9% thị trường vào cuối tháng 8, là nhà phát triển bất động sản lớn nhất cả nước, đang xây dựng hàng loạt các khu phức hợp nhà ở ngoại ô để phục vụ cho sự chuyển đổi dân cư đó.

Vinhomes là nhà phát triển bất động sản lớn nhất cả nước, đang xây dựng hàng loạt các khu phức hợp nhà ở ngoại ô

Thế giới Di động là nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng và thiết bị gia dụng hàng đầu, đang nắm giữ 9,7% thị phần. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng đang mở rộng sang chuỗi siêu thị mini, một lĩnh vực đang phát triển khác với hình thức cung cấp thực phẩm ở chợ truyền thống.

Thế giới Di động đang mở rộng sang chuỗi siêu thị mini

Ông Scriven cho biết, đó là cách họ tiếp cận các lĩnh vực đầu tư này đang có xu hướng thay đổi.

Mặc dù quá trình tư nhân hóa đang giảm dần trong môi trường hiện tại, nhưng điều này đã mang lại cơ hội lớn trong những năm gần đây. Những cơ hội đầu tư đã bị ảnh hưởng trong năm 2020, nhưng ông đã chọn Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam như một ví dụ cụ thể về những thuận lợi và khó khăn cho các nhà đầu tư.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam

Theo Scriven, Doanh nghiệp này đã được cổ phần hóa vào năm 2015 có giá trị tài sản bằng Sân bay London, mang lại cơ hội đầu tư to lớn khi kiểm soát 22 sân bay dân dụng ở Việt Nam, trong bối cảnh lưu lượng hàng không tăng trưởng “bình thường” giữa đại dịch. Tuy nhiên, một cuộc tranh cãi bùng lên giữa chính phủ và doanh nghiệp này vào năm ngoái về trách nhiệm sửa chữa các đường băng vẫn thuộc sở hữu của nhà nước, vấn đề mà Scriven cho rằng, thường sẽ khiến các nhà đầu tư quốc tế lo ngại.

Ông nói: “Phần lớn cách mà chúng ta tiếp cận đầu tư là giải quyết các vấn đề này, hiểu vấn đề và liệu thị trường có phản ánh mọi thứ đúng cách hay không”.

Các diễn biến khác gần đây, bao gồm việc bán cổ phần của một công ty hóa chất cho một nhà đầu tư chiến lược Hàn Quốc với các điều khoản rút lui “rất tốt”.

Khoản đầu tư lớn tiếp theo có thể là mua cổ phần của một trong những ngân hàng quốc doanh lớn, hiện có tỷ lệ tự do chuyển nhượng rất hạn chế. Điều đó có thể dẫn đến khoản đầu tư 100 triệu đô la cho Dragon Capital, doanh nghiệp có quy mô khoảng 3 tỷ đô la tài sản, theo Scriven.

Scriven khẳng định, Việt Nam vẫn đang trên quỹ đạo tăng trưởng giống như Trung Quốc, nhưng bước tiếp theo trong quá trình phát triển của Việt Nam sẽ là phát triển các nhượng quyền thương mại lớn trong nước.

Ông nói: “Việt Nam có quy mô về dân số, tiềm lực và năng lượng để có ảnh hưởng vượt ra ngoài phạm vi bờ biển của mình”.

“Việt Nam đang đóng một số vai trò trong lĩnh vực sản xuất. Chắc chắn, hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển và chiếm thị phần. Nhưng những gì chúng tôi chưa thấy là các thương hiệu Việt Nam”.

Trong 5 năm qua, các cổ đông của VEIL đã đạt tổng lợi nhuận là 153% so với 129% của cổ đông VOF và 104% đối với chỉ số Chứng khoán Việt Nam. Cổ phiếu được chiết khấu 13,5% so với giá trị tài sản ròng cơ bản.

Tác giả Jeremy Gordon (của tập đoàn phân tích thông tin và tư vấn đầu tư Citywwire có trụ sở tại Anh)

Từ khóa:
Bài mới
Đọc nhiều