+
Aa
-
like
comment

Về đề nghị đặc biệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính dành cho Trung Quốc

Huy Hoàng - 15/11/2022 12:00

Bên lề Hội nghị ASEAN, Thủ tướng Phạm Minh chính đã có một đề nghị hết sức đặc biệt với Thủ tướng Lý Khắc Cường…

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Năm 2022, chỉ sau một năm thực hiện chiến lược ngoại giao vaccine, Việt Nam đã thành công dập tắt đại dịch trong nước. Cũng trong năm này, dù tình hình thế giới có nhiều biến động, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Thì ở Việt Nam nhiều mối liên kết kinh tế vẫn đang được tạo ra, được củng cố và ngày càng giúp chúng ta hội nhập sâu rộng hơn với thế giới. Và những thành tựu đó đều nhờ Việt Nam có nền ngoại giao năng động và hiệu quả.

Thấy rõ gần nhất là kết quả từ chuyến thăm của Tổng Bí Thư Việt Nam tới Trung Quốc vừa qua. Sau cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao. Thì ngày 11/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia, trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị thúc đẩy thương mại phát triển cân bằng, đặc biệt là duy trì giao thương thông suốt tại các cửa khẩu, tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán đang đến gần để người dân hai bên ăn Tết ấm no, hạnh phúc.

Đáp lời, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng nhất trí với ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và khẳng định sẽ hợp tác để giải quyết vấn đề nhập siêu, thúc đẩy thương mại lành mạnh trên tinh thần hai bên cùng có lợi. Ông cũng nhấn mạnh trọng tâm sắp tới đây sẽ là mở cửa thị trường hơn nữa đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có nông sản, bảo đảm tạo thuận lợi cho việc thông quan, đặc biệt sẽ không để tái diễn tình trạng hàng nông sản của Việt Nam bị ùn tắc, hư hỏng tại cửa khẩu.

Vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Trước đây, Việt Nam ta đã từng là một nước đi sau, do chiến tranh kéo dài và những hệ quả nặng nề sau những năm trì trệ về kinh tế. Nhiều tổ chức quốc tế còn nhận định Việt Nam sẽ phải mất 30 năm nữa thì quy mô nền kinh tế mới có thể đuổi kịp đảo quốc Singapore. Tuy nhiên, một nền ngoại giao năng động đã xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách đó. Theo đó những dự án đầu tư và nguồn vốn nước ngoài đã liên tục ưu tiên đổ vào thị trường Việt Nam. Trở thành bước đệm để Việt Nam tiến nhanh hơn trên con đường phát triển kinh tế.

Thành tựu của Việt Nam có được là do xây dựng trên một nền tảng ngoại giao năng động, chủ động trong quan hệ với nhiều nước. Chẳng hạn như với một quốc gia châu Âu xa xôi là Cộng Hòa Liên Bang Đức. Trong bối cảnh Trung Quốc vẫn còn nhiều lo ngại khi Đức là đồng minh của Hoa Kỳ, thì Việt Nam đã trở thành đầu cầu trong mối quan hệ Trung – Đức, góp phần xóa tan những nghi ngại mà nước láng giềng châu Á dành cho quốc gia châu Âu này.

Hợp tác Việt – Đức vừa qua cũng vì vậy mà đã phát triển thêm một bước mới, theo đó trong chuyến thăm tới Việt Nam ngày 13/11, hai bên đã thảo luận về dự án tuyến metro mới tại TP.HCM với sự tham gia của đối tác Đức đã được lên kế hoạch.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Phạm Minh Chính đi dạo đêm hồ Gươm

Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu (chiếm gần 20% xuất khẩu của Việt Nam sang EU) và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Đức còn là một trong những nước viện trợ nhiều và thường xuyên vốn ODA cho Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, Đức đã cung cấp hơn 2 tỷ USD cho các dự án ODA tại Việt Nam.

Có thể thấy, công tác ngoại giao đã trở thành một mũi nhọn, hình thành nên sợi dây thắt chặt sự phát triển của Việt Nam với các nước. Giúp tốc độ đổi mới của Việt Nam bắt kịp được với sự phát triển ngày một nhanh của thế giới. Và cũng vì thế chúng ta có cơ sở để tin rằng, mục tiêu đưa nền kinh tế phát triển vào năm 2045 của Việt Nam đã ở ngay trước mắt.

Huy Hoàng

Bài mới
Đọc nhiều