+
Aa
-
like
comment

Về chuyện “Thủ tướng không đeo khẩu trang trong lễ truy điệu Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu”

Thế Khoa - 19/08/2020 18:05

Cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân cả nước. Chia sẻ cảm xúc trong ngày diễn ra Lễ truy điệu và an táng của Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nhiều tầng lớp nhân dân bày tỏ sự kính trọng, biết ơn vị lãnh đạo tâm huyết, đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Ấy vậy nhưng, bên cạnh đó cũng có những trò xuyên tạc trắng trợn, xem buổi Lễ truy điệu là cơ hội để công kích các lãnh đạo Đảng và nhà nước.

Hình ảnh buổi Lễ truy điệu, lễ an táng Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

Mới đây thôi, trên trang “Chân trời mới media” đăng bài viết của của tác giả Nguyễn Ngọc Già nói rằng “Trong khi những lãnh đạo cấp cao của ĐCSVN đứng nghiêm trang, mang khẩu trang thì ông Phúc lại không đeo”. Thế là có một số ý kiến hùa theo công kích rằng “trong tình hình dịch bệnh, tại Lễ Quốc tang tập trung nhiều người mà Thủ tướng lại không thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang theo đúng quy định”. Vậy sự thật có đúng như những gì mà các anh chị dân chủ tru tréo hay không?

Theo như đoạn clip được trích dẫn phía trên thì có thể thấy, Thủ tướng vừa phát biểu xong là diễn ra phút mặc niệm. Nên việc người đứng đầu Chính phủ chưa kịp mang khẩu trang để thực hiện nghi lễ là chuyện hoàn toàn có thể hiểu được. Và nếu để ý thêm thì sau phần nghi thức mặc niệm diễn ra mấy chục giây đó, Thủ tướng cũng đã đeo khẩu trang trở lại.

Hình ảnh hay clip cắt cúp của các đối tượng chia sẻ chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc hoặc nhanh hơn nên chẳng thể nói lên điều gì cả. Mọi người cần hiểu rằng việc nhìn vào mấy tấm hình, hay đoạn clip cắt cúp để rồi kết luận rằng “Thủ tướng không đeo khẩu trang” là hết sức hồ đồ. Có thể thấy, Nguyễn Ngọc Già cũng như những kẻ cùng hội cùng thuyền luôn rình rập, bấu víu vào những khoảnh khắc hòng hướng lái dư luận hiểu sai sự việc, giễu cợt, công kích uy tín của Thủ tướng. Chỉ có những kẻ không biết hoặc cố tình không biết mới đem chuyện lễ tang của người khác ra để giễu cợt, để nói và bàn theo chiều hướng thiếu tích cực kiểu này.

“Nghĩa tử là nghĩa tận” là ứng xử của người Việt Nam với những người đã khuất, chia buồn sự đau thương cùng với gia đình vì sự mất mát to lớn không gì có thể bù đắp được. Nhưng có thể thấy, vừa qua, liên quan tới thông tin Quốc tang Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, đã có không ít kẻ chăm chọc, xỉa xoáy vào buổi lễ. Hết kẻ dựng chuyện nói rằng “Ông Lê Khả Phiêu chết đã 3 ngày mà chưa phát tang, chưa công bố được tang lễ”. Và kèm theo đó là những thuyết âm mưu dựng lên cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng như vở kịch mà Bùi Thanh Hiếu dựng lên rằng “Vụ tang anh Phiêu cũng là vụ ra mắt ngầm của tứ trụ khoá tới. Tổng Bí thư Nguyễn Xuân Phúc. Chủ Tịch Nước Tô Lâm. Thủ Tướng Trương Hoà Bình. Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Kim Ngân”. Ác độc hơn là có cả vị linh mục nào đó tiếng tăm không hề nhỏ trong giới dân chủ cho rằng “việc rắc vàng mã trong đám tang của Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là để dẫn dắt linh hồn người chết”; rồi bình luận rằng “người phụ nữ đi trước rắc vàng mã không biết đã chết chồng hay chưa?”… Và giờ là chụp giật một khoảnh khắc trong buổi Quốc tang để nói rằng “Thủ tướng không nghiêm túc đeo khẩu trang”.

Đành rằng việc xuyên tạc, chống phá là nghề của các anh chị dân chủ. Không xuyên tạc, không chống phá thì không có cái để kiếm cơm. Nhưng việc các đối tượng này lợi dụng buổi lễ nghiêm trang, sự ra đi của một con người, mà ở đây là một người có công lao to lớn với đất nước để chống phá thì chúng chỉ có thể là loại người bất nhân, bất nghĩa.

Thế Khoa

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều