Về chuyện Giáo sư Trần Đình Sử “phản giáo”
Khi bộ sách giáo khoa lớp 1 trở thành chủ đề bàn tán nhiều ngày qua, dư luận chú ý tới Hội đồng thẩm định, trong đó Giáo sư Trần Đình Sử là Chủ tịch Hội đồng. Và thật bất ngờ khi vào tài khoản FB mang tên ông, mới ngã ngửa ra là ông Sử lại có nhiều vấn đề phức tạp về tư tưởng, thậm chí có thể xếp vào hàng “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.
Giáo sư phản động
Tại sao lại nói vậy? Lật lại lịch sử, Trần Đình Sử là một trong 72 kẻ nhân sĩ trí thức thoái hóa đòi sửa đổi Hiến pháp 1992, trong đó, đòi đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), đòi đổi tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, đòi phi chính trị hóa các lực lượng vũ trang Nhân dân. Trần Đình Sử từng mượn tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hạ bệ chế độ và nền tư pháp của ta ngày nay. Cách đây mấy tháng, Trần Đình Sử còn công khai ủng hộ các đối tượng trong “tổ Đồng Thuận” và các luật sư bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa.
Nếu thực sự tài khoản FB nói trên là của Giáo sư Trần Đình Sử, thành viên Hội đồng thẩm định bộ sách Giáo khoa lớp 1 đang gây tranh cãi trong những ngày vừa qua thì thật sự đáng lo ngại. Một giáo sư đầu ngành về giáo dục, viết sách, thẩm định sách cho cả một thế hệ mà có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực như vậy, thử hỏi, chất lượng các sản phẩm của ông ta đến đâu, liệu có xứng đáng với hai chữ GIÁO SƯ hay không? Ông ta mở miệng là chửi bới Đảng, Nhà nước, nhưng lại quên rằng, mình được ăn học tử tế, trưởng thành từ đâu, ngoài mái trường Xã hội chủ nghĩa. Ăn cơm dân, mặc áo Đảng, được trọng dụng, phong danh hiệu Giáo sư, đâu phải để ông ta quay đầu chửi bới, đả kích trên mạng được chứ. Nếu muốn chống phá, thì hãy từ bỏ học hàm Giáo sư, từ bỏ ngành giáo, rồi hãy làm những gì ông muốn.
Giáo dục hay bất kỳ ngành nào cũng phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, có thế thì mới có được định hướng đúng, có thế thì mới không mơ hồ và bát nháo. Ông là Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách Giáo khoa, hàm giáo sư mà tư duy, nhận thức ấu trĩ như thế, thảo nào mà sách Giáo khoa hiện nay chẳng khác nào mớ rau tập tàng, lẩu thập cẩm.
Mấy năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều Phó Giáo sư, Tiến sỹ có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thường xuyên viết các bài viết có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước như trường hợp PGS Đỗ Ngọc Thống (Vụ Giáo dục Trung học), PGS Nguyễn Hoàng Ánh (Đại học Ngoại thương), Giáo sư Ngô Bảo Châu… Đây là những hạt sạn cần loại bỏ, không để làm vấy bẩn ngành giáo dục, hủy hoại thế hệ trẻ của đất nước. Sẽ ra sao nếu những người ngày ngày đứng trên giảng đường, giáo dục thế hệ trẻ lại mang trong đầu tư tưởng phản động, chống phá.
“Giặc” ở ngay sau lưng
“Giặc ở sau lưng” hay “nỏ thần đã trao tay giặc” rồi? Ngẫm câu chuyện xưa mà sao giá trị nó trường tồn đến thế. Vẫn biết rằng vẫn có những thế lực luôn tìm cách cài tay chân vào làm nội gián đánh phá từ bên trong ra nhằm hạ uy tín thể chế, chế độ đấy nhưng nó có thực hiện được ý đồ hay không lại là do chính thái độ và hành động chủ quan. Như trường hợp bộ sách giáo khoa đang gây bức xúc dư luận cũng chẳng khác câu chuyện nỏ thần là mấy. Việc có hay không ý đồ núp danh cải cách giáo dục và xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa để phá hoại nền giáo dục thì còn phải chứng minh, nhưng để một tên chống Đảng, chửi chế độ như hát hay cầm trịch cả một Hội đồng thẩm định sách giáo khoa thì lại trúng ý đồ của chúng nó quá. Với vai trò thẩm định, chúng có thể yêu cầu các tác giả, nhà biên soạn điều chỉnh nội dung theo ý đồ nhằm đạt được mục đích phá hoại, từ những bộ sách có nội dung tốt có thể trở thành những bộ sách có nội dung xấu, không phù hợp thậm chí là dung tục; chúng có thể cố tình để lọt những bộ sách được soạn với mục đích gây khó cho hoạt động dạy và học cũng như gây phản ứng tiêu cực trong xã hội, làm nhiễu loạn dư luận, làm băng hoại niềm tin của quần chúng vào vai trò quản lý xã hội của Nhà nước… Ấy chính là chúng đã thực hiện được mưu đồ phá hoại.
Sách giáo khoa là công cụ giáo dục và xây dựng nền tảng tri thức cho các thế hệ công dân là chủ tương lai của đất nước, nếu ví nó như cây nỏ thần hộ quốc thì việc giao cho những kẻ có tư tưởng phản loạn giữ vai trò thẩm định thì chẳng khác nào nỏ thần trao tay giặc. Là vô tình do kém hiểu biết hay cố ý làm loạn thì cũng đều phải làm cho rõ và xử cho nghiêm mới mong yên bề trị quốc. Mong rằng các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý mạnh tay, không thể để những người mầm họa cho đất nước ở trong ngành giáo dục như vậy.
Lê Dung Anh
*Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả