+
Aa
-
like
comment

Về cái gọi là “Thiện nguyện tài phiệt” của Luật khoa tạp chí

An Diễm - 25/01/2022 15:56

Cái gọi là “Luật khoa tạp chí” đang xuyên tạc rằng các khoản chi dưới dạng thiện nguyện của công ty Vingroup là một dạng “tài phiệt thiện nguyện” ở Việt Nam.

Theo định nghĩa của “Luật khoa tạp chí”, cụm từ này nói về những công ty hoặc cá nhân có nhiều tài sản, họ bỏ tiền ra dưới dạng quỹ thiện nguyện để tạo ra ảnh hưởng và văn hóa, từ đó kiểm soát và chi phối quyền lực trong xã hội. Không thể phủ nhận Vingroup là công ty có nhiều hoạt động nổi bật nhất Việt Nam thời gian vừa qua, họ bỏ nhiều tiền vào công tác thiện nguyện đóng góp cho phòng chống đại dịch Covid-19, chế tạo máy thở, mua vaccine, mua công nghệ sản xuất vaccine. Họ cũng đầu tư vào nhiều lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất điện thoại, ô tô mang thương hiệu nội địa khiến cho một bộ phận người Việt cảm thấy tự hào.

Nhiều người có thể ấn tượng với hình ảnh Vinfast đem xe ô tô đi triển lãm tại Mỹ, nhưng hình ảnh tiêu biểu nhất cho sức mạnh và vị thế Việt Nam phải là hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính đi công du công du châu Âu với hàng trăm doanh nghiệp tháp tùng. Ở đó, Thủ tướng chứng kiến các doanh nghiệp ký kết hợp đồng làm ăn từ vài chục triệu đến hàng tỷ đô la, có doanh nghiệp còn tặng cho trường đại học Oxford hàng trăm triệu đô la. Ai đó cũng có thể ấn tượng với cái cách mà Vingroup ủng hộ gần 500 tỷ cho quỹ vaccine, đồng thời ký hợp đồng chuyển giao công nghệ vaccine về cho đất nước. Nhưng con số này quá nhỏ bé so với thành quả của chiến lược vaccine được toàn hệ thống chính trị triển khai, từ đó mang về hơn một trăm triệu liều vaccine Covid-19 tiêm cho người dân.

Người ta có thể nghĩ Nhà nước tạo ra chính sách có lợi cho những công ty lớn như Vingroup, nhưng họ không nghĩ chính Vingroup mới phải tăng cường phát triển nhằm hưởng lợi từ những chính sách của Nhà nước. Đơn cử nhiều năm qua, Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, “make in Vietnam” để khuyến khích tạo ra các sản phẩm ngay tại Việt Nam. Vinfast có thể là hãng ô tô đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam, nhưng trước đó nhờ chính sách của Nhà nước, nhiều hãng ô tô của Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ bằng cách sản xuất và phân phối ô tô của nước ngoài như Thaco, Huyndai Thành Công. Hay mới đây là giải thưởng Vinfuture tuy có giá trị cao, nhưng không thể nào so sánh với các gói hỗ trợ và chính sách của Nhà nước, từ đó thu hút nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài như Samsung đầu tư công nghệ cao vào Việt Nam, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam như Viettel nghiên cứu phát triển, từ đó thúc đẩy khoa học và kỹ thuật ở Việt Nam.

Nhược điểm trong tư duy của “Luật khoa tạp chí” là họ quá máy móc theo kiểu phương Tây để không nhận ra sự ưu việt trong thể chế chính trị ở nước. Thiện nguyện ở phương Tây có lẽ gắn được với giới “tài phiệt” vì ở xã hội phương Tây, đó là các khoản chi lớn. Nhưng ở Việt Nam, không tổ chức “thiện nguyện” nào có thể sánh với các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Một công ty có thể chi vài trăm tỷ ủng hộ chống dịch, nhưng không thể so sánh với hàng ngàn y bác sỹ, Quân đội, Công án tham gia chống dịch dưới sự chỉ đạo của Nhà nước. Một vài cá nhân có thể đóng góp nhiều chục tỷ ủng hộ đồng bào khi bão lũ, thiên tai không thể sánh với các lực lượng Quân đội, Công an, dân quân và nhiều tổ chức khác của Nhà nước tham gia giúp đỡ đồng bào khi khó khăn.

Các khoản chi thiện nguyện là chuyện riêng của doanh nghiệp, như một cách để họ đền đáp lại xã hội sau khi đã thừa hưởng thành quả từ kinh doanh. Nhưng nhìn vào các con số thống kê có thể thấy không một doanh nghiệp nào ở Việt Nam có thể vượt qua được tầm ảnh hưởng của Nhà nước để tác động và chi phối quyền lực. Nhà nước có thể tạo ra các doanh nghiệp mạnh bằng các chính sách như “Chính phủ kiến tạo”, “make in Vietnam” …nhưng doanh nghiệp không thể nào tác động được đến Nhà nước. Doanh nghiệp làm ăn có thể lãi, có thể lỗ khiến họ sẽ có lúc phải từ bỏ hoặc giảm các hoạt động thiện nguyện, nhưng Nhà nước thì không bao giờ bỏ người dân của mình. Đó là lý do mà chính “Luật khoa tạp chí” cũng phải ngần ngại thì dùng cụm từ “tài phiệt thiện nguyện” ở Việt Nam, bằng câu trả lời nước đôi “không và có”.

Tóm lại, bài viết của “Luật khoa tạp chí” vẫn đi theo mô-tip thông thường của họ, là giả vờ phân tích vấn đề xã hội dưới góc độ luật học, nhưng mục đích chính là để nâng cao quan điểm và xuyên tạc các vấn đề chính trị xã hội ở Việt Nam.

An Diễm

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều