Từ những bản báo cáo tới nỗ lực phát triển tôn giáo của Việt Nam

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đòi đưa Việt Nam vào danh sách “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC) về tự do tôn giáo. Đây đang trở thành cái cớ để các đối tượng chống phá tung tin bôi nhọ, cho rằng nước ta “đàn áp tôn giáo”, “quản lý tôn giáo đi sau quản lý kinh tế”.

Thực tế kể từ sau năm 2006, thời điểm Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “các nước đặc biệt quan tâm” (CPC) về tự do tôn giáo, không có năm nào mà USCIRF không đưa ra các bình luận thiếu khách quan để đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách này. Các vấn đề được đề cập trong Báo cáo năm 2022 tập trung vào nhận định trái chiều liên quan đến việc Việt Nam quản lý chặt chẽ các nhóm tôn giáo mới, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng để vi phạm pháp luật.

RFA dẫn lời một nhân vật được giới thiệu là Nguyễn Kim Lân, Chánh trị sự của cộng đồng theo đạo Cao Đài năm 1926 tại tỉnh Vĩnh Long cho rằng, Nhà nước đàn áp tôn giáo. Ông ta đưa ra lập luận khá hài hước: nếu hoạt động tôn giáo không đăng ký thì được tự do hơn nhưng sợ “Nhà nước đàn áp”, còn nếu đăng ký thì có những hoạt động phải được duyệt nên không thích (!). Cả RFA và Việt Nam Thời Báo đều đặc biệt tập trung vào cáo buộc của USCIRF về tình trạng cộng đồng đạo Tin lành dân tộc thiểu số ở khu vực miền trung xa xôi và Tây Nguyên mà họ cho rằng bị chính quyền “sách nhiễu, giam giữ”.

 

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược về an ninh – quốc phòng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tôn giáo dễ bị lợi dụng

Vùng đất Tây Nguyên từng bị ám ảnh bởi “bóng ma” FULRO trong một thời gian rất dài. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các thế lực bên ngoài vẫn tìm cách lợi dụng một số đối tượng có tư tưởng ly khai, tự trị dựng lên tổ chức FULRO để chống phá chính quyền cách mạng. Bằng nhiều thủ đoạn gian xảo, chúng đánh phá chính quyền, ép dân vào rừng theo FULRO, gây ra nhiều vụ tập kích, giết người, cướp tài sản. Trước những khó khăn, đầy cam go, phức tạp, lực lượng An ninh Công an các tỉnh Tây Nguyên, lực lượng An ninh của Bộ đã phối hợp cùng các ngành chức năng tập trung lực lượng, mở nhiều đợt truy quét FULRO nhằm ngăn chặn kịp thời những âm mưu độc ác của chúng.

Đến năm 1992, vấn đề FULRO ở Tây Nguyên và vùng phụ cận đã cơ bản được giải quyết với nhiều hy sinh, mất mát của các chiến sỹ công an. Tuy nhiên, bọn phản động FULRO được sự hà hơi tiếp sức bên ngoài của các thế lực chống phá cách mạng, chúng vẫn không chịu từ bỏ mà tìm cách hoạt động trở lại. Đầu những năm 2000-2001, chúng dựng lên “luồng gió độc” tôn giáo gọi là “Tin lành Đêga” do thu hút một số đối tượng cầm đầu quay về làng Lao lập ổ nhóm như căn cứ địa để tiếp tục lôi kéo một số người dân tụ tập chống phá chính quyền, phá hoại cuộc sống bình yên, gây bao tội ác.

Từ tháng 2/2001 đến 4/2004, lực lượng An ninh Tây Nguyên và công an các tỉnh đã phối hợp xử lý 1.629 đối tượng cầm đầu, cốt cán FULRO, giáo dục cảm hóa hơn 4.000 đối tượng, xóa 256 khung ngầm FULRO… Tuy nhiên, những tàn dư của phong trào chống đối này còn chưa dứt hẳn vì còn nhiều đối tượng ở nước ngoài giật dây. Đơn cử như Tổ chức “Tin Lành đấng Christ” (UMCC) lén lút hoạt động ở một số buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) mằm mục đích chống phá tương tự “Tin lành Đề ga”.

Dưới sự cầm đầu của các đối tượng phản động, những kẻ cầm đầu UMCC chỉ đạo, phân công 14 người đồng bào DTTS ở huyện Sông Hinh thu thập thông tin, tài liệu phản ánh một chiều về những bất cập trong đời sống xã hội, chuyển cho các đối tượng phản động FULRO lưu vong sử dụng làm tài liệu rồi sử dụng các trang mạng xã hội để tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo chính quyền nhằm hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Nghiêm trọng hơn nữa là nhóm người tham gia UMCC ở huyện Sông Hinh còn chủ động tạo lập băng rôn, khẩu hiệu để treo và tham gia cầu nguyện hưởng ứng “Ngày quốc tế tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo” theo chỉ đạo của các phần tử phản động FULRO lưu vong. Một số đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn “Đài Á Châu tự do – RFA” nhằm mục đích xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Cơ quan điều tra cho biết “Hội thánh Tin Lành đấng Christ” – United Montagnard Christian Church, viết tắt là UMCC” do Y Hin Niê cùng một số đối tượng FULRO ở Mỹ thành lập vào năm 2001. UMCC núp dưới vỏ bọc tôn giáo, tập hợp các chức sắc, tín đồ người DTTS Tây Nguyên đang sinh sống tại Mỹ và Việt Nam để phục vụ hoạt động chính trị, đấu tranh đòi thành lập “Nhà nước riêng”; vận động đưa các tín đồ Tin Lành người DTTS ở miền Trung – Tây Nguyên sang Mỹ để làm nhân chứng vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo. Rõ ràng những hoạt động của UMCC không phải là tổ chức tôn giáo hợp pháp ở Việt Nam, mà do FULRO tạo dựng để hoạt động nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam…

Thực tế cho thấy, nếu không có sự quản lý sát sao, nghiêm minh của Nhà nước thì các đối tượng phản động như FULRO sẽ còn lập ra rất nhiều tổ chức tôn giáo trá hình để gây rối loạn trật tự trị an, phá hoại đời sống của bà con nhân dân. Với tinh thần cảnh giác, đấu tranh bền bỉ, một số đối tượng tham gia UMCC đã tự giác kiểm điểm trước buôn làng và cam kết với chính quyền không tham gia tổ chức sai trai đó nữa. Thế nhưng, Việt Nam Thời Báo xuyên tạc việc này và gọi là “Sách nhiễu và đàn áp với ám ảnh nhìn đâu cũng thấy thù địch”.

 

Trong bài viết của mình, Việt Nam Thời Báo cho rằng ở Tây Nguyên “quản lý tôn giáo đã không có sự đồng bộ với quản trị chung về kinh tế và cả chính trị.”. Trước hết, họ thừa nhận sự phát triển kinh tế ở địa phương: “có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, từng bước đáp ứng được những nhiệm vụ đặt ra; các chính sách dân tộc, chính sách phát triển kinh tế – xã hội nhìn chung đã tạo động lực quan trọng cho Tây Nguyên phát huy những thế mạnh, tiềm năng, lợi thế của vùng để phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ qua”.  Và, “đặc biệt, thông qua quá trình thực hiện hàng loạt chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển cho vùng và các tộc người ở Tây Nguyên đã và đang thực hiện, nhất là dành nhiều ưu tiên hỗ trợ phát triển cho các dân tộc thiểu số cả tại chỗ và mới đến, đã góp phần làm thay đổi cơ bản diện mạo của Tây Nguyên và đời sống của các tộc người thiểu số, nhất là trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, giáo dục, y tế, phân bố dân cư,… Qua đó xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa các cộng đồng dân cư là người tại chỗ và mới đến ngày càng được tăng cường, củng cố.”

Thế nhưng, Việt Nam Thời Báo không “dám” đưa ra số liệu cho thấy tôn giáo cũng đang phát triển rực rỡ ở vùng đất Tây Nguyên ra sao. Nơi đây đang là địa bàn hoạt động của nhiều loại hình tôn giáo, trong đó chủ yếu là Công giáo, Phật giáo, đạo Tin Lành và đạo Cao Đài với tổng số khoảng 2.301.884 tín đồ1, chiếm 34,7% dân số, đó là chưa kể những người theo các tín ngưỡng truyền thống khác. Đến tháng 12/2020, số lượng tín đồ đạo Tin Lành ở 5 tỉnh Tây Nguyên là 529.410 người, 96,6% trong số đó là người dân tộc thiểu số. Công giáo ở Tây Nguyên hình thành 3 giáo phận: Kon Tum (1932), Đà Lạt (1960) và Buôn Ma Thuột (1967) với khoảng 1.126.474 tín đồ, 5 giám mục, hơn 630 linh mục (396 linh mục triều, 234 linh mục dòng), hơn 2714 tu sĩ nam nữ. Phật giáo ở Tây Nguyên có khoảng 600 nghìn tín đồ và đạo Cao Đài có khoảng 22 nghìn đa số là đồng bào người Kinh.

Ngoài các tôn giáo lớn đó, ở Tây Nguyên hiện đang tồn tại hàng chục hiện tượng tôn giáo mới với nguồn gốc xuất xứ, phạm vi và nội dung hoạt động, mức độ ảnh hưởng cũng như xu hướng phát triển rất khác nhau. Các tổ chức này đã thu hút được một số lượng người tin theo khá lớn, trong đó có các tổ chức cực đoan, ly khai nhâ/home/ubuntu/.SkychatEnt/beheo.2212/files/ton giao viet nam_klg.zipn danh “hiện tượng tôn giáo mới” vào thời kỳ cao điểm lôi kéo được hàng nghìn người tham gia, sinh hoạt tại nhiều địa phương. Các hiện tượng tôn giáo mới có mặt ở Tây Nguyên trong những năm gần đây với cả hai chiều kích đã làm cho bức tranh tôn giáo ở Việt Nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng vốn đã đa dạng lại càng trở nên đa dạng hơn nữa.

 

Việt Nam luôn ghi nhận những đánh giá đúng đắn của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ về những nỗ lực và tiến triển tích cực trong việc bảo đảm và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân. Tuy nhiên, báo cáo vẫn còn một số nội dung, đánh giá thiếu khách quan, không công bằng dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình tại Việt Nam. Tại Việt Nam, các hành vi lợi dụng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng để vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật.

Thực tế cho thấy mỗi quốc gia đều có những vấn đề đặc thù liên quan đến trật tự xã hội và an ninh quốc phòng. Tại khu vực Tây Nguyên, các đối tượng chống phá thường lợi dụng lĩnh vực tôn giáo do có thể dễ dàng quy tụ và tuyên truyền xuyên tạc cho một bộ phận lớn người dân, vu cáo và chống đối chính quyền. Chính vì việc này, Tây Nguyên trở thành điểm nóng với nhiều vụ án trong đó tội phạm là những kẻ lợi dụng mang danh tôn giáo. Điều này không thể được nhìn nhận là Việt Nam “đàn áp” tôn giáo ở Tây Nguyên. Thực tế cho thấy Tây Nguyên nói riêng và nhiều nơi khác ở Việt Nam có đời sống tôn giáo phong phú, được chính quyền ủng hộ thể hiện qua số lượng tín đồ đông đảo và các hoạt động tín ngưỡng phong phú diễn ra hàng năm.

Nếu Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ tìm hiểu chi tiết từng vụ án mạo danh tôn giáo mà họ dẫn ra trong Báo cáo như vụ “tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Bắc Truyển (án 11 năm tù); mục sư người Thượng theo đạo Tin lành Y Yich (bị kết án 12 năm tù); người sáng lập Ân đàn Đại đạo Phan Văn Thu (án tù chung thân)” thì chắc chắn họ sẽ hiểu nguyên nhân thực sự của từng vụ việc. Mọi thứ “Tự do” cần phải trong khuôn khổ của pháp luật dù là “tự do tôn giáo” hay “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”. Nước Mỹ luôn cho mình là nơi tự do ngôn luận, tự do báo chí nhất thế giới nhưng năm 2020 cũng có tới 130 nhà báo tại Mỹ bị bắt hoặc giam giữ vì nhiều lý do khác nhau. Không quốc gia nào, kể cả Mỹ có thể chấp nhận “tự do” quá đà và vi phạm pháp luật.

Việt Nam sẵn sàng đối thoại với Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ để thúc đẩy hiểu biết giữa hai phía, tránh những nhận định chủ quan phi thực tế. Còn với RFA hay Việt Nam Thời Báo thì họ chỉ biết ăn theo nói leo, chống phá Việt Nam quen thói, thiết nghĩ chẳng cần quan tâm.

An Diễm