+
Aa
-
like
comment

Về bản án 5 năm tù của cô giáo ở Nghệ An

Hạ Băng - 11/05/2023 11:38

Cô giáo Lê Thị Dung, nguyên giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An bị tuyên phạt 5 năm tù về tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ. Vụ án gây ồn ào, nhận được sự quan tâm của dư luận là do số tiền chưa đến 45 triệu đồng và mức án tù 5 năm phiên xử sơ thẩm.

Một số đối tượng “luật sư mạng” lợi dụng vụ việc để gây áp lực đến ngành tư pháp theo cách rất trái pháp luật.

Đầu tiên cần khẳng định, những thông tin về việc bà Lê Thị Dung bị trù dập, trả thù, chỉ đạo phải bắt bằng được, xử bằng được, tiêu diệt… tất cả chỉ tồn tại ở dạng tin đồn, suy đoán, không có bằng chứng. Tất cả những Klos trên mạng đều đưa tin một chiều dưới cảm quan cá nhân chứ không hề chạm tay vào được vào hồ sơ của vụ án.

Trung tâm GDNN – GDTX huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) nơi bà Dung từng làm giám đốc. (Ảnh: Quốc Huy)

Thứ hai, nguyên nhân bà Lê Thị Dung bị khởi tố là do đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Hương, kế toán Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên. Có đơn tố cáo, có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan chức năng mới khởi tố điều tra, đầy đủ căn cứ thì mới ban hành kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát để truy tố. Trong vụ việc này, người tố cáo cũng bị khởi tố. Bà Nguyễn Thị Hương cũng bị kết án 2 năm tù treo cùng tội danh với bà Lê Thị Dung.

Thứ ba, căn cứ vào kết quả giám định tư pháp do Sở Tài chính tỉnh Nghệ An chủ trì thì bà Lê Thị Dung đã chủ trì xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhưng khi áp dụng bà Dung hưởng lợi 48 triệu đồng từ việc chi sai nguyên tắc. Các khoản chi đã thanh toán xong cho các nội dung chi cho Bí thư chi bộ, hỗ trợ cao học, tập huấn, kiểm tra nhưng bà Dung vẫn tiếp tục quy đổi thành tiết dạy để thanh toán tiền thừa giờ để thất thoát số tiền nói trên.

Thứ tư, tại sao cùng một tội danh nhưng bà Lê Thị Dung và bà Nguyễn Thị Hường lại chịu mức án khác nhau. Đầu tiên, là người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm chính trong tất cả mọi hoạt động của Trung tâm, nên bắt buộc bà Lê Thị Dung phải biết những quy định của pháp luật trong khi thi hành công vụ theo Khoản 5 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước số 01/20×2/QH11 ngày 16/12/2002; Khoản 3 Điều 18 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015; Khoản 2 Điều 15 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Khoản 1 Điều 35 Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005//QH11 ngày 29/11/2005. Thứ hai, bà Lê Thị Dung không có tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo hay khắc phục hậu quả, còn bà Nguyễn Thị Hường thì hợp tác với cơ quan điều tra.

Thứ năm, hiện tại mức án phạt đối với bà Lê Thị Dung vẫn ở tòa sơ phẩm có nghĩa là sẽ có thêm ít nhất 1 phiên tòa nữa để đưa ra kết luận cuối cùng. Được biết, gia đình bà Dung cũng đã làm đơn kháng cáo và với sự quan tâm của dư luận đối với vụ việc thì không thể nào có chuyện xử cho qua lệ được. Bởi không chỉ có dư luận mà Bộ GD&ĐT mong muốn cơ quan pháp luật của tỉnh Nghệ An xem xét vụ án một cách toàn diện, đảm bảo xét xử nghiêm minh, khách quan, công bằng và đúng pháp luật.

Thẳng thắn nhìn nhận những vụ án oan sai không phải là không có, nhưng trong vụ việc lần này chưa có một kết luận cuối cùng thì chưa thể kết luận bất cứ điều gì. Có thể là những căn cứ pháp lý mà tòa án sơ thẩm áp dụng chưa hoàn toàn chính xác, có thể là bản án đưa ra quá cao… Nhưng trước hết cần nhấn mạnh bất cứ vụ án nào cũng cần được nhìn nhận dưới góc nhìn lý trí chứ không phải vì tình cảm như thế mới đảm bảo được sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật.

Hạ Băng

Bài mới
Đọc nhiều