+
Aa
-
like
comment

Vậy phải chăng pháp luật chỉ dành cho “dân đen”?

21/08/2019 20:55

Vụ việc bé Lê Hoàng Long, học sinh trường Gateway tử vong thu hút được đông đảo sự quan tâm của dư luận. Xót xa, thương cảm là cảm xúc của rất nhiều người trước sự việc đau lòng trên. Vậy nhưng đáng buồn thay, một số “nhà dân chủ mạng”, một số “điều tra viên mạng” lại cố tình bới móc, xoáy sâu vào nỗi đau của gia đình. Thậm chí, một số đối tượng cơ hội chính trị còn triệt để lợi dụng vấn đề này để “tô son vẽ phấn” nhằm tấn công về mặt chính trị.

Gần đây, trên trang facebook của mình, tổ chức khủng bố Việt Tân đưa ra nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc về vấn đề liên quan đến việc cháu Lê Hoàng Long, học sinh trường tiểu học Gateway tử vong. Trong đó, có bài viết “Luật pháp chỉ dành cho dân” chứa rất nhiều thông tin độc hại. Luận điệu được các đối tượng đưa ra là vì trường Gateway có “chỗ dựa” là các quan chức phía sau nên dù vụ việc nghiêm trọng xảy ra cũng sẽ không bị ảnh hưởng. Để bảo vệ quan điểm của mình, các đối tượng còn so sánh vụ việc tại trường tiểu học Gateway với các vụ việc “đình đám” khác trong lĩnh vực giáo dục như vụ việc tại trường mầm non Tuổi thơ (không bảo đảm an toàn cho học sinh), trường mầm non Maple Bear Westlake Point (cô giáo nhốt học sinh vào tủ đổ).

Vụ việc bé Lê Hoàng Long, học sinh trường Gateway tử vong thu hút được đông đảo sự quan tâm của dư luận.
Vụ việc bé Lê Hoàng Long, học sinh trường Gateway tử vong thu hút được đông đảo sự quan tâm của dư luận.

Luật pháp chỉ dành cho dân?

Hiện nay, vụ việc cháu Lê Hoàng Long tử vong đang được cơ quan điều tra tích cực tiến hành các biện pháp điều tra để làm rõ nội dung vụ việc, xác định nguyên nhân tử vong và trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức liên quan. Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng vô cùng quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả và chất lượng của các giai đoạn tố tụng tiếp theo. Chính vì vậy, mọi thứ cần tiến hành một cách cẩn trọng, tỉ mỉ. Nếu giai đoạn điều tra, điều tra viên, cán bộ điều tra chạy theo dư luận sẽ rất dễ bị lệch hướng điều tra, từ đó dẫn đến sai lệch bản chất vụ án.

Trong khi cơ quan chức năng đang điều tra vụ án thì trên mạng xã hội, rất nhiều “điều tra viên mạng” đã ào ào chửi bới. Có người thì cho rằng “vụ án đơn giản nhưng đên giờ vẫn chưa có kết quả”, từ đó kết luận cơ quan điều tra kém năng lực. Có người lại moi móc những mối quan hệ của ban giám đốc trường học Gateway và phán đoán vì những người này có quan hệ thân thiết với lãnh đạo cấp cao nên vụ việc sẽ “chìm suồng”, kết luận pháp luật chỉ dành cho “dân đen” v.v…

Vậy phải chăng pháp luật chỉ dành cho “dân đen”?

Xin thưa, đây là một luận điệu vu khống trắng trợn bản chất pháp luật của nước ta. Trước pháp luật, mọi chủ thể đều bình đẳng như nhau, không phân biệt địa vị, tuổi tác, dân tộc, tôn giáo.

Thời gian vừa qua, chúng ta có thể thấy rất rõ sự công bằng trước pháp luật của các chủ thể trong xã hội.

Cụ thể, hôm 19/7, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vũ Văn Ninh, nguyên ủy viên TƯ Đảng, nguyên ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.

Thông tin xuyên tạc được Việt Tân rêu rao

Chúng ta đã khởi tố điều tra và xét xử hàng loạt vụ án về tham nhũng, chức vụ. Trong đó, Trịnh Xuân Thanh, nguyên Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp – thương mại Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang và Đại biểu Quốc hội khóa XIV bị kết án tù chung thân do có hành vi phạm tội. Ông Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân (cả hai nguyên là Thứ trưởng Bộ Công an) bị đưa ra xét xử và kết án phạt tù do phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Không hiếm cán bộ lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành và địa phương đã bị mất chức, thậm chí lâm vào vòng lao lý dó có hành vi phạm pháp.

Từ các ví dụ trên có thể thấy, chúng ta đang thực sự sòng phẳng trước pháp luật. Ai sai đến đâu xử lý đến đó, người nào sai sẽ phải chịu hậu quả pháp lý tương xứng do hành vi vi phạm của mình gây ra. Nếu pháp luật chỉ dành cho “dân đen” thì liệu các cựu Thứ trưởng Bộ Công an, cựu Chủ tịch tỉnh v.v… có phải đứng trước vành móng ngựa?

Hiểu luật trước khi bàn về luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích của pháp luật là để duy trì trật tự trong cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ xã hội được phát triển.

Khi vi phạm pháp luật, người vi phạm sẽ phải gánh chịu chế tài tương xứng. Đó là những hậu quả pháp lý bất lợi mà người vi phạm phải đối mặt.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rõ, khi xác định trách nhiệm pháp lý đối với một chủ thể nhất định, chúng ta cần bảo đảm nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm mà mình thực hiện. Hành vi vi phạm pháp luật mà người đó gây ra phải là nguyên nhân phát sinh hậu quả (trong khoa học pháp lý, đây được gọi là mối quan hệ nhân quả trong mặt khách quan của hành vi vi phạm pháp luật).

Chúng ta không thể đánh đồng vụ việc, bắt một người phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm mà người khác thực hiện.

Quay lại vụ việc tại trưởng Gateway, trong khi cơ quan điều tra chưa có một kết luận chính thức về nội dung vụ việc thì chúng ta không có cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý đối với từng chủ thể trong vụ việc. Thay vì phán xét, kết tội, đặt điều, nói khoác, thiết nghĩ cộng đồng mạng cần có trách nhiệm hơn về lời nói, hành động của mình, tránh gây tổn thương cho gia đình nạn nhân và khiến vụ việc trở nên phức tạp.

Tùng Lâm 

Bài mới
Đọc nhiều