Vật chất và các giá trị truyền thống bị khủng hoảng đến từ đâu?
Chỉ dựa vào tấm hình Hoa hậu Việt Nam năm 2020 Đỗ Thị Hà ngồi hàng ghế trên khi về trường đại học Kinh tế quốc dân, Nguyễn Ngọc Nam Phong, một linh mục vốn được biết là có mối quan hệ mật thiết với Tổ chức khủng bố Việt Tân đã đăng tải những thông tin xuyên tạc, làm sai lệch bản chất về chủ nghĩa Mác – Lênin, cũng như con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.
Trên Facebook cá nhân, Nguyễn Ngọc Nam Phong viết: “…xã hội Việt Nam chọn đi theo một ý thức hệ sai lầm: ý thức hệ cộng sản, coi trọng vật chất, lấy vật chất làm thước đo cho sự thành đạt…”; “…Người dân không còn biết đâu là những giá trị thật, đâu là những giá trị giả trá, vì trong thực tế, ngay cả những tội đồ cũng có thể trở thành vĩ nhân, thành thần tượng, thành lãnh tụ…”… Bài viết của Nguyễn Ngọc Nam Phong lần này thể hiện đậm nét lối viết kinh điển “giấu một nửa sự thật”, tức “thật” và “giả” được đánh tráo, pha trộn.
Không thể phủ nhận, xã hội Việt Nam hiện đang tồn tại những tư duy, lối nhận thức sai lệch, mất đi các giá trị văn hóa truyền thống như việc cổ súy cho lối sống vật chất, xa hoa, thần tượng những kẻ côn đồ, lưu manh, thiếu tài năng,… Trong đó, Nguyễn Ngọc Nam Phong đã đúng khi nhức lại câu chuyện về những “Khá Bảnh”, “Lệ Rơi”… Tuy nhiên, ngay từ sau những luận cứ này, những lý lẽ được Nguyễn Ngọc Nam Phong đưa ra đều không đi đúng trọng tâm vấn đề?
Thứ nhất, việc một bộ phận giới trẻ chạy theo lối sống xa hoa, thần tượng những giá trị đạo đức bị đảo lộn (coi côn đồ, lưu manh… là thần tượng) là do ảnh hưởng nhận thức lệch lạc, tâm lý đám đông mà môi trường tác động chính là không gian mạng. Những ảnh hưởng tâm lý này mang tính chất nhất thời, và có thể giải quyết bằng các biện pháp giáo dục. Do vậy, việc khẳng định thực trạng này xảy ra do nguyên nhân xuất phát từ một “ý thức hệ” (có tính bền vững, đã được khẳng định) là hoàn toàn sai lầm.
Thứ hai, “ý thức hệ cộng sản” không coi trọng vật chất, cũng không lấy vật chất làm sự thành công. Chủ nghĩ Mác – Lê nin chỉ ra “phép biện chứng duy vật”, làm rõ vấn đề “vật chất quyết định ý thức” là chứng minh thực tế khách quan, trên cơ sở khoa học chứ phải quan niệm chủ quan ưu tiên vật chất, coi vật chất lên hàng đầu.
Trên thực tế, tư tưởng coi trọng vật chất, đặt vật chất lên hàng đầu là một trong những tác động tiêu cực, ảnh hưởng của sự phát triển nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Kinh tế thị trường coi trọng người thành đạt bằng “tiền”, coi trọng và lấy các giá trị “vật chất” là mục tiêu của quá trình kinh tế.
Thứ ba, cũng xuất phát từ tính “nhất thời” của những ảnh hưởng lệch lạc nhận thức, những kẻ côn đồ, lưu manh, những người bất tài nổi lên bởi tai tiếng… có thể trở thành thần tượng nhưng không bao giờ mãi tồn tại để làm “vĩ nhân”, hay “lãnh tụ”…
Những Lệ Rơi, Quân Kun… chỉ nhất thời nổi tiếng nhưng khi chẳng có tài năng thì tự xã hội sẽ đào thải. Những Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng… khi vi phạm pháp luật rồi cũng bị xử lý và giới trẻ sẽ tự nhận ra được cho mình con đường đúng đắn hơn là theo đuổi những thần tượng mạng lố lăng.
Ở đây, dễ nhìn nhận câu nói của Nguyễn Ngọc Nam Phong là đang xúc phạm, ảnh hưởng đến những “vĩ nhân”, “lãnh tụ” khác tại Việt Nam. Y cố tình đánh lộn, đảo lộn vấn đề nhằm tuyên truyền thêm những nhận thức sai lệch.
Đúc kết vấn đề, các giá trị truyền thống bị khủng hoảng không đến từ ý thức hệ cố định nào, mà nó bị tác động, ảnh hưởng bởi chính những tư tưởng, suy nghĩ tiêu cực như Nguyễn Ngọc Nam Phong hay một số kẻ khác thường thấy trên mạng xã hội.
Làm rõ hơn về thực trạng này, có thể lấy chính thực tiễn của những hoạt động của Nguyễn Ngọc Nam Phong tại Giáo xứ Thái Hà (Hà Nội) làm căn cứ. Lợi dụng vị trí là một linh mục truyền đạo, Nguyễn Ngọc Nam Phong nhiều lần kích động lòng thù hận giữa giáo dân với chính quyền, kích động giáo dân thực hiện các hành vi gây rối trật tự công cộng, xâm phạm an ninh quốc gia. Trong nhiều bài giảng tại nhà thờ và trên những bài đăng Facebook, Nguyễn Ngọc Nam Phong nhiều lần trực tiếp xúc phạm đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyễn Giáp, tuyên truyền xuyên tạc về ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước…
Trong sự việc này, một bộ phận giáo dân đã hình thành tâm lý, tư duy sai lệch, không phân biệt được đâu là lời đạo lý mà các tôn giáo hướng đến, đâu là lời linh mục mang tư tưởng cá nhân, tư lợi cực đoan. Các giá trị bị đảo lộn khiến nhiều người đang coi Nguyễn Ngọc Nam Phong là “đấng tối cao” mà thực chất cái nhìn này lại là ảo tưởng, hư vô.
Cùng đó, các giá trị đạo đức truyền thống như lòng yêu nước, lòng biết ơn, sự kính trọng đối với các anh hùng dân tộc, những người hy vinh vì độc lập, thống nhất, tự do của Tổ quốc… đã bị Nguyễn Ngọc Nam Phong bôi lem, làm phai nhạt trong cộng đồng giáo dân giáo xứ Thái Hà hoặc những nơi mà hắn giao giảng, tuyên truyền.
Quay trở lại với câu chuyện dẫn vào đầu khi một hoa hậu về trường được ngồi hàng ghế trên? Rất có thể vị trí này là do những người trong buổi gặp mặt tôn trọng phụ nữ, ưu tiên “phái yếu”. Bản thân việc tôn trọng cái đẹp, nhường nhịn phụ nữ cũng là một phẩm chất truyền thống quý báu của dân tộc. Cớ sao lại đem ra để xuyên tạc hay đẩy đưa câu chuyện rẽ hướng?
Đạo đức, văn hóa, giá trị truyền thống ở đâu? Có lẽ chính Nguyễn Ngọc Nam Phong là người phải tìm lại trước khi tiếp tục reo rắc thêm sự sảo trá!
Bảo An
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả