+
Aa
-
like
comment

Văn hóa xã hội xuống cấp và những trăn trở cho đầu tư văn hóa

11/11/2019 17:37

Sự xuống cấp, thậm chí suy thoái về văn hóa, đạo đức đang trở thành hiện tượng có tính toàn cầu, là nỗi lo chung của toàn nhân loại nói chung và của dân tộc ta nói riêng. Trong phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế xã hội sáng qua 31.10, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đề xuất bảy giải pháp để văn hóa thực sự hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong các đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện có giải pháp “Tăng cường đầu tư xứng đáng cho văn hóa, tương xứng với vai trò của văn hóa, đặc biệt là nguồn nhân lực” đã nhận được nhiều sự đồng tình của cử tri và các đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn trước Quốc hội
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn trước Quốc hội

Nhìn lại các nguồn đầu tư cho văn hóa cho thấy, nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa các năm 2014 – 2015 và Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 – 2020 có tính chất “vốn mồi” đã đem lại hiệu quả để thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, nhất là tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, kinh phí của chương trình ngày càng hạn hẹp nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hóa của các địa phương. Đồng thời, theo phương thức giao vốn đầu tư phát triển hiện nay thì Bộ VHTTDL không được hiệp y để thống nhất việc đầu tư theo mục tiêu, đối tượng của chương trình đã được Thủ tướng phê duyệt.

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH T.Ư Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước mới đây, Bộ VHTTDL đề nghị Quốc hội, Chính phủ tăng mức đầu tư cho văn hóa đạt 2% tổng chi ngân sách nhà nước (tương đương khoa học công nghệ); nhất là đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghệ thuật truyền thống.

E rằng đó cũng chỉ là con số ước vọng. Cách đây 15 năm, tại Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Kết luận số 30-KL/TW về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong đó chỉ đạo “Tăng đầu tư cho văn hóa, phấn đấu đến năm 2010 ít nhất đạt 1,8% tổng chi ngân sách của Nhà nước”.

Tuy nhiên trên thực tế, giai đoạn 2014 – 2018, ngân sách nhà nước chi đầu tư cho lĩnh vực văn hóa 15.354,2 tỉ đồng (kế hoạch năm 2017 và năm 2018 chưa bao gồm ngân sách địa phương), chỉ chiếm 1,71% tổng chi đầu tư phát triển ngân sách nhà nước. Nhiều người chua chát, thôi 5 năm nữa phấn đấu đạt con số đề ra của 15 năm trước cũng là được lắm rồi.

Cách đây, đúng 1 năm về trước thời điểm Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đăng đàn quốc hội, nhiều câu hỏi trước tình trạng nhiều hành vi gây bức xúc xã hội thời gian qua, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 30/10.2018. Nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch về các giải pháp khắc phục tình trạng xuống cấp đạo đức xã hội và đạo đức gia đình.

Phải thẳng thắn thừa nhận, chưa bao giờ chúng ta phải chứng kiến sự xuất hiện ngày càng nhiều như hiện nay những biểu hiện nhức nhối trong văn hóa ứng xử, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống. Đây là trăn trở mà ngành VH, TT – DL đang nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ.

Đến nay, sự xuống cấp của đạo đức xã hội vẫn diễn biến phức tạp. Một số giá trị đạo đức truyền thống, lối sống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đang bị mai một; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong xã hội và trong cán bộ đảng viên có chiều hướng gia tăng; đạo đức nghề nghiệp sa sút, gian lận trong học hành, bằng cấp, các thủ đoạn chạy chức, chạy quyền, bạo lực gia đình, bạo lực với người cao tuổi…

Hành vi dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn cho thấy sự xuống của văn hóa ứng xử trong cộng đồng
Hành vi dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn cho thấy sự xuống của văn hóa ứng xử trong cộng đồng

Chỉ cần đánh cụm từ “văn hóa ứng xử” trên Google, dường như ngay lập tức đã trả về gần 400.000 kết quả (0,29 giây) mà tìm trong số đó phần lớn là những kết quả có chiều hướng tiêu cực. Đạo đức xã hội xuống cấp, các hành vi ứng xử thiếu văn hóa thể hiện ở rất nhiều mặt của đời sống xã hội, trong mọi lĩnh vực, mọi môi trường.

Môi trường văn hóa học đường vốn được coi là chuẩn chỉ với những lễ nghi, phép tắc truyền thống cũng đã xuất hiện những biến đổi, vênh lệch. Quan hệ thầy trò, trường lớp vốn được coi là thiêng liêng cũng len lỏi nhiều ứng xử thiếu lễ nghi… đã không còn hiếm thấy. Trò gặp thầy không chào hỏi, coi thường, xúc phạm, vô lễ…cũng không là chuyện lạ.

Những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực liên quan đến đạo đức, lối sống, ứng xử trong học đường là một thực tế rất đáng báo động. Sự quan ngại, lo lắng trước thực trạng đó khiến các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa phải thốt lên: văn hóa ứng xử đang thực sự rất có vấn đề. Rất cần phải đi tìm nguyên nhân căn cơ để có giải pháp khắc phục rốt ráo, kịp thời.

Chúng ta thường nói đến suy thoái về kinh tế nhưng suy thoái về văn hóa, đạo đức lối sống mới là cái đáng lo. Muốn chống phải xây. Vực lại những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp; bảo tồn di sản văn hóa dân tộc; tôn tạo, xây dựng các cơ sởthiết chếvăn hóa; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghệ thuật truyền thống… Rất cần một nguồn lực tương xứng để hiện thực hóa tất cả chính sách đó. Dĩ nhiên để văn hóa nước nhà phát triển thì không phải chỉ có tiền, nhưng như các cụ nói, trước hết, “có thực mới vực được đạo”.

Đầu tư cho văn hóa không chỉ mang lại giá trị bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống mà còn đem lại nguồn thu không nhỏ trong phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương hiện nay, nhất ở lĩnh vực di sản và công nghiệp văn hóa. Các nước đã làm. Chúng ta đã làm và cũng làm được. Vấn đề còn lại là có chịu đổi mới tư duy, đầu tư xứng tầm không mà thôi.

Bác Hồ đã nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người,” vì vậy, việc xây dựng con người, khắc phục những biểu hiện xuống cấp của đạo đức lối sống cần phải làm từng bước, một cách mạnh mẽ, quyết liệt với sự vào cuộc của toàn xã hội.

Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định tầm quan trọng của xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đây cũng chính là nội dung mà ngành sẽ tập trung để đưa ra những giải pháp, nhóm giải pháp thiết thực, góp phần tạo chuyển biến căn bản trong xây dựng hệ giá trị văn hóa mới, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước.

Tạo chuyển biến căn bản trong đẩy lùi xuống cấp đạo đức xã hội phải bằng những việc làm, hành động cụ thể, thay vì chỉ “ngồi lo” và đưa ra định hướng chung chung.

Có lẽ, các hoạt động văn hóa, giáo dục không nên chỉ dừng lại ở số lượng các việc làm, các phong trào. Điều quan trọng là ở chất lượng và hiệu quả xã hội của các việc làm, các phong trào đó. Việc trùng tu, tu bổ các di sản văn hóa, các di tích lịch sử là rất cần, vì đó là các tượng đài văn hóa của dân tộc.

Nhưng việc tu bổ, tôn tạo các giá trị tinh thần trong mỗi con người Việt Nam hiện nay, làm sao để các giá trị truyền thống mà cha ông đã dày công tạo nên vẫn được thắp sáng, vẫn được kế thừa và phát huy, càng là bức thiết hơn.

Giới trẻ cần lưu ý về cách ứng xử: Hãy lan tỏa cái đẹp từ văn hóa ứng xử, trước hết là cho mình, sau đó là cho mọi người để thấy rằng cái đẹp luôn tự thân là sự tỏa sáng và cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới như một nhà văn hóa lớn

Phạm Minh Hà

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều