+
Aa
-
like
comment

“Văn hóa tự nhục” của những kẻ sợ đất nước tiến lên

12/11/2019 17:20

Chúng ta không còn lạ lẫm gì với những kênh thông tin phản động như: VOA, RFA, BBC Tiếng Việt, Thoibao.de, SBTN (Vietlife), Viễn Đông, … luôn lợi dụng các sự kiện để chống phá. Mới đây, khi một Vlogger nước ngoài nổi tiếng Nas khen đất nước Việt Nam thì chúng lại tỏ ra “bất mãn”, có ý bài xích những gì tốt đẹp mà video đã nói về Việt Nam.

Tại sao người nước ngoài tôn trọng Việt Nam còn dân Việt lại ‘tự nhục’?

Vừa qua, vlogger nổi tiếng người Israel Nuseir Yassin (trang Nas Daily Tiếng Việt) đã đến Việt Nam lần đầu tiên và có vlog đầu tiên về đất nước hình chữ S thông qua sự hợp tác với cựu streamer PewPew.

Sau khi dành một ít thời gian ở Việt Nam, Nas nhận ra rằng đất nước của chúng ta có nhiều điều thú vị có thể khiến 78% người dân cho rằng họ hạnh phúc như: không có chiến tranh, không có khủng bố, tỷ lệ bạo lực thấp, có nhiều đồ ăn thức uống ngon và đặc sắc hàng đầu thế giới, có nhiều danh lam thắng cảnh, con người thân thiện và sẵn sàng chào đón người lạ… Nas quyết định sẽ làm 1 series bao gồm 8 video nói về đất nước của chúng ta.

Video về Việt Nam đầu tiên của anh Nuseir Yassin (người Israel) nhanh chóng đạt hằng trăm nghìn lượt chia sẻ. Hầu hết phản hồi đều ủng hộ. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận tỏ ra "bất mãn".
Video về Việt Nam đầu tiên của anh Nuseir Yassin (người Israel) nhanh chóng đạt hằng trăm nghìn lượt chia sẻ. Hầu hết phản hồi đều ủng hộ. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận tỏ ra “bất mãn”.

Video của Nas luôn có phong cách tràn đầy năng lượng, tích cực và sôi động, nhanh chóng đạt hơn 120.000 lượt chia sẻ. Hầu hết phản hồi của người Việt đối video này là tích cực và ủng hộ.

Lý do Nas chọn đến Việt Nam là bởi vì anh cảm thấy khá hiếu kỳ với việc Việt Nam được xếp vào top những nước hạnh phúc trên thế giới, bất kể Việt Nam chỉ mới hoà bình chưa được 50 năm, được gỡ bỏ cấm vận chỉ mới 25 năm và là một nước đang phát triển.

Nhìn lại gần 30 năm sau khi thoát cấm vận, Việt Nam đã bứt tốc thần kỳ như thế nào. Ở thời điểm năm 1975, kinh tế Việt Nam đối diện với vô vàn thách thức. Đến giữa thập niên 1980, GDP bình quân đầu người ở quanh ngưỡng khoảng từ 200 đến 300USD. Thế nhưng sau đó thay đổi đã đến.

Giờ đây, Việt Nam là một trong những “ngôi sao” trong nhóm các nước mới nổi. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng được trong ngưỡng từ 6 đến 7% – tương đương với Trung Quốc, xuất khẩu đang ngày chiếm tỷ trọng ngày một lớn trong tổng GDP.

Việt Nam đang sản xuất đủ loại mặt hàng, từ giầy thể thao Nike cho đến điện thoại thông minh của Samsung. Thế giới cũng thừa nhận nỗ lực của Việt Nam.

Toà tháp The Landmark 81, với độ cao hơn 460m, gồm 81 tầng tọa lạc tại vị trí trung tâm của khu đô thị Vinhomes Central Park, lọt Top 10 Tòa nhà cao nhất thế giới, rồi điện thoại của người Việt, Việt Nam nắm giữ một số công nghệ hàng đầu trong y học, Việt Nam có hệ thống phòng thủ tên lửa trải dài khắp cả nước…

Tuy nhiên vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ những người tỏ ra “bất mãn”, có ý bài xích những gì tốt đẹp mà video đã nói về Việt Nam. Thậm chí, có người còn dùng lời lẽ tục tĩu công kích Nas và PewPew đến mức không tiện trích dẫn ở đây.

Hầu hết những bình luận có ý phản đối Nas và PewPew đều đến từ những cá nhân có quan điểm chống đối chính quyền, họ cho rằng Nas và PewPew đã đưa thông tin sai sự thật và đang “lừa dối” mọi người.

Thực tế mà nói, những lập luận có ý bài xích vlog của Nas không đưa ra được nhiều luận điểm có thuyết phục, chủ yếu đánh vào ô nhiễm môi trường, chế độ chính trị, quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, từ đó ca ngợi các nước phương Tây, Hàn Quốc, Nhật Bản… sau đó nhân danh các yếu tố “dân chủ, tự do” để chỉ trích nhà nước Việt Nam. Mặc dù vậy, các lập luận này hoàn toàn thiếu những con số thống kê cụ thể, thiếu những nghiên cứu nghiêm túc như của Nas, Forbes hoặc Happy Planet Index.

Những kẻ này đang “tự nhục” hay sợ đất nước tiến lên

Thứ đám người tự nhục hay mang ra nói nhất đó chính là vấn đề chủ quyền biển đảo, rằng Chính phủ bán nước cho Tầu cộng. Mỗi khi có căng thẳng với Trung Quốc, khi Bộ ngoại giao Việt Nam phát ngôn quan ngại và lên án, chúng nó lại nói: Hèn với giặc, ác với dân. Sao không dám cầm súng bắn vào Tàu cộng. Rồi bắt đầu lôi Việt Nam ra so sánh với cách hành xử của nước khác. Như Philipin “dũng cảm” kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Hay Đài Loan anh dũng luôn sẵn sàng “tuyên chiến” nếu Trung Quốc dám lấn tới.

Nhưng nhìn lại thực tế đi. Đài Loan vẫn chẳng được quốc tế công nhận là quốc gia độc lập, vẫn bị phụ thuộc vào Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực chính trị, xã hội. Philipin kiện Trung Quốc, “thắng trên tòa quốc tế”, nhưng rồi sau lại phải muối mặt thương thảo với Trung Quốc để cùng chia sẻ lợi ích trên chính phần ranh giới biển mà họ đem ra kiện trước đó.

Những cá nhân có tư tưởng phản động luôn tìm mọi cách để phá hoại đất nước

tu-nhuc-2

Việt Nam thì khác, ngoại giao đủ kiểu, cương nhu đủ cả. Nên nhớ nằm cạnh gã láng giềng hung bạo và ngang ngược, vũ lực không phải là lựa chọn ưu tiên. Nhờ ngoại giao, câu chuyện Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển Đông được bạn bè quốc tế ủng hộ ngày càng cao, vị thế đất nước càng được khẳng định vững chắc. Sau khi tổ chức thành công tốt đẹp các Hội nghị quốc tế cấp cao, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên chính trường thế giới.

Ấy vậy mà các con giời vẫn suốt ngày tự nhục được. Những thành phần ấy ở trong này cũng đâu có hiếm. Đó là những kẻ bất mãn, thiển cận, họ thích phóng đại cái xấu cái tiêu cực còn tồn đọng ở Việt Nam lên dưới góc nhìn một chiều, gào thét rằng: Việt Nam chẳng ra gì.

Họ tự xưng mình là “nhà dân chủ”, là “trí thức cấp tiến” này lấy danh nghĩa “bảo vệ môi trường” hay “tự do – dân chủ – nhân quyền” để chống phá những đường lối chính sách phát triển kinh tế của chính phủ. Hãy cùng chúng tôi theo dõi loại bài sau để biết chúng là ai, chúng đã chống phá như thế nào và bằng cách nào.

Những kẻ phản động ở nước ngoài chúng có là những người kiều bào yêu nước hay không? Phải thẳng thắn khẳng định là không, bởi vì đó là một bộ phận lớn các thợ viết, thợ livestream của các kênh hải ngoại này, họ đã không còn là người Việt Nam nữa rồi.

Có lẽ họ đã sống quá lâu nơi xứ người? Có lẽ họ đã sống quá lâu trong cái môi trường buôn tin giả, bán hận thù do chính họ tạo ra? Có lẽ họ đã quen khi tồn tại nhờ nước mắt của người dân trong nước? Hay đơn thuần họ đã quá ích kỷ, chỉ muốn thỏa mãn cái tinh thần chống cộng của họ mà sẵn sàng đi ngược lại với nhân dân trong nước. Khi trong nước vui, thì họ buồn. Khi trong nước buồn, thì họ vui.

Trước đây, sự kiện Fomosa được hy vọng sẽ là ngọn lửa thổi lên một cuộc cách mạng toàn diện trên cả nước, đã từng có thời gian Voice và Việt Tân dồn toàn lực chuẩn bị cho cuộc cách mạng này. Tuy nhiên cá đã ngừng chết, tiền bồi thường ngư dân đã được nhận, về cơ bản sự cố môi trường biển miền Trung đã được khắc phục còn “cách mạng cá” thì vẫn lửng lơ chưa đạt được thành công như kỳ vọng.

Trong khi cá chưa kịp chết, các “nhà hoạt động bảo vệ môi trường” đói mục tiêu đến mức ngay cả việc nhận chìm vật chất nạo vét cửa biển cũng được đem ra mổ xẻ để làm “cách mạng”. Chính vì thế mà sau “cách mạng cá”, đến “cách mạng cây”, “cách mạng màu”… được thế lực phản động vẽ lên…

Là một công dân yêu nước và có trách nhiệm với quốc gia, thì không thể nào chấp nhận hoặc chạy theo phong trào tự nhục của những đám dân chủ, nhân quyền vẫn ăn không ngồi rồi nhưng lại thể hiện tham vọng chính trị mà không đóng góp được gì cho lợi ích quốc gia.

“Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập.” – Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong: “Bài nói chuyện tại hội nghị chiến tranh du kích”, ngày 13/7/1952.

Lời dạy đó của Người diễn ra trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân đang chuẩn bị chuyển sang tổng phản công. Còn hôm nay, dân tộc Việt Nam đang phát triển thì cũng cần phải tự lực cánh sinh, đi lên từ chiếc ốc vít đến chiếc ô tô. Người Việt tự hào sử dụng những sản phẩm do người Việt làm chủ sản xuất – đó là lòng tự tôn dân tộc.

Phạm Minh Hà

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều