+
Aa
-
like
comment

Ván cờ “nguy hiểm” giữa Đức và Trung Quốc

Tuệ Ngô - 08/11/2022 15:09

Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây cho biết, Đức cần phải thay đổi cách tiếp cận và giảm bớt “sự phụ thuộc nguy hiểm” vào Trung Quốc, đồng thời thừa nhận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng hai bên còn nhiều “quan điểm khác nhau”.

Sự chao đảo của Trung Quốc đối với chế độ “một Trung Quốc”, kết hợp với sự gián đoạn kinh tế do chính sách Zero-Covid của nước này gây ra, sự lo lắng về Đài Loan và sự hỗ trợ ngầm cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã biến một quốc gia từng là một trong những thị trường thú vị nhất đối với doanh nghiệp Đức thành một trong những yếu tố rủi ro lớn nhất của nước này.

Đức đang bị đeo bám bởi nỗi lo sợ rằng lịch sử có thể sắp lặp lại – ở quy mô lớn hơn nhiều. Cuộc chiến Ukraine đã phơi bày sự phụ thuộc điên cuồng trong nhiều thập kỷ của Đức vào khí đốt của Nga. Giờ đây, những người bi quan lo ngại, nước này có thể sắp sửa sai lầm vì sự phụ thuộc ngày càng sâu rộng hơn vào Trung Quốc, một quốc gia từ lâu đã là một trong những thị trường tiêu thụ máy móc, hóa chất và ô tô lớn nhất của Đức.

Thomas Haldenwang, người đứng đầu cơ quan tình báo trong nước của Đức, đã tóm tắt mối quan ngại này tại một phiên điều trần ở Hạ viện hồi tháng trước. Ông Thomas cho biết Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với an ninh của Đức trong dài hạn so với Nga. Ông nói: “Nước Nga là một cơn bão. “Còn Trung Quốc là sự biến đổi khí hậu.”

Một chiếc xe nâng làm việc trong xưởng đóng tàu của một nhà sản xuất container thuộc COSCO Shipping ở Nam Thông, Trung Quốc vào ngày 17/ 7/2022.

Đại diện doanh nghiệp hàng đầu của châu Âu tại Trung Quốc đã giảm bớt lo ngại về sự phụ thuộc kinh tế của Đức vào Trung Quốc khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz có chuyến thăm trực tiếp đầu tiên tới Bắc Kinh.

Cách đây ít ngày, Chính phủ Đức đã “bật đèn xanh” cho thương vụ bán một phần sở hữu cảng Hamburg lớn nhất nước cho hãng vận chuyển tàu biển Cosco của Trung Quốc, bất chấp nhiều tranh cãi. Giao dịch được cho là sẽ phủ bóng đen dài lên một chuyến đi có tầm quan trọng biểu tượng to lớn đối với cả Bắc Kinh và Berlin.

Điều này là dễ hiểu, khi nền kinh tế Đức và Trung Quốc lâu nay vẫn gắn bó hết sức chặt chẽ. Nền công nghiệp của Đức phụ thuộc nhiều vào năng lực sản xuất tại Trung Quốc, trong khi Trung Quốc chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vào Đức trong năm ngoái. Trung Quốc từng trở thành đối tác thương mại lớn nhất duy nhất của Đức vào năm 2016.

Ông Scholz nói rằng Trung Quốc vẫn là một đối tác kinh doanh và thương mại quan trọng của Đức, đồng thời nhấn mạnh rằng “Đức không muốn tách khỏi Trung Quốc”. Nhưng ông cũng nói thêm rằng, Đức còn “quá xa” so với mối quan hệ có đi có lại với Trung Quốc trong các lĩnh vực như tiếp cận thị trường và đảm bảo sự chắc chắn về mặt pháp lý cho công dân Đức.

Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc Joerg Wuttke

Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc Joerg Wuttke nói với “Squawk Box Asia” của CNBC hôm 4/11 rằng nhiều mặt hàng nhập khẩu của Đức từ Trung Quốc có thể thay thế được, khi được hỏi liệu quốc gia châu Âu có trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc đối với nhiều hàng hóa của họ hay không.

Tuy nhiên, ông nói rằng Đức cần đa dạng hóa tốt hơn nguồn cung cấp các nguyên liệu quan trọng từ Trung Quốc, chẳng hạn như các nguồn nguyên liệu thô quan trọng, đất hiếm và công nghệ tiên tiến, đồng thời nói thêm rằng Thủ tướng cần phải có “ngôn từ rõ ràng” với Bắc Kinh về những vấn đề này.

Chuyến thăm của ông Scholz tới Trung Quốc trong tuần này đã khiến châu Âu rối loạn trong bối cảnh áp lực chính trị ngày càng tăng đối với Đức nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, chuyến công du Trung Quốc lần này của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã không chỉ củng cố hợp tác kinh tế song phương, mà còn góp phần giúp nền kinh tế số 1 châu Âu tránh một cuộc suy thoái toàn diện trong năm 2023, vốn là nguy cơ đã nhìn thấy từ lâu.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều