+
Aa
-
like
comment

Vạch trần hoạt động xuyên tạc việc ban hành Luật Biểu tình để chống phá

Bảo An - 17/05/2020 17:34

Gần đây, trước thông tin Bộ Công an – đơn vị chủ trì xây dựng Luật Biểu tình – đề nghị lùi thời hạn trình dự Luật Biểu tình lên Quốc hội sang năm 2021, nhiều đối tượng dân chủ đã tiến hành công kích, vu khống, xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước.

Hình ảnh Các đối tượng xuyên tạc việc lùi thời hạn ban hành Luật Biểu tình

Luật Biểu tình là một trong những Luật đang được Quốc hội quan tâm chỉ đạo xây dựng và ban hành. Gần đây nhất, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết dù đã tập trung xây dựng dự luật, nghiên cứu ý kiến của các chuyên gia và kinh nghiệm của các nước nhưng chất lượng của dự luật chưa đảm bảo, nội dung dự luật vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc, chưa thống nhất cao về đối tượng áp dụng, những trường hợp không được tổ chức, tham gia biểu tình, thẩm quyền cho đăng ký biểu tình… vì vậy nên Bộ Công an đã đề xuất và được Thủ tướng đồng ý báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép lùi thời gian trình dự thảo luật. Khi thông tin này được đưa ra, nhiều cá nhân, tổ chức chống đối núp dưới danh nghĩa bảo vệ tự do, dân chủ, nhân quyền đã lên tiếng chỉ trích, xuyên tạc bản chất vụ việc.

Xây dựng và ban hành luật là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Quốc hội. Trong bối cảnh hiện nay, việc hoàn thiện về cơ chế chính sách và hành lang pháp lý là nền tảng, bước đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong đó, vấn đề cốt yếu là chúng ta phải xây dựng được một hệ thống pháp luật toàn diện về mọi mặt, điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta ban hành luật một cách nóng vội, chủ quan. Các quy định pháp luật khi được đưa ra phải đảm bảo chất lượng, tính thực tiễn và trên hết là bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu bảo vệ an ninh tổ quốc.

Luật Biểu tình là một trong những luật có ý nghĩa quan trọng để người dân thực hiện quyền biểu tình được quy định trong Hiến pháp. Hiện nay, chúng ta vẫn đang nghiên cứu, soạn thảo dự thảo Luật Biểu tình để trình Quốc hội cho ý kiến. So với nhiều dự luật khác, dự Luật Biểu tình cần phải được xây dựng một cách chi tiết, tỉ mỉ và kĩ lưỡng hơn rất nhiều vì nó không chỉ liên quan đến việc thực thi quyền cơ bản của công dân mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ an ninh quốc gia. Đồng thời, nó có mối liên hệ mật thiết với nhiều Luật liên quan như Luật Tình trạng khẩn cấp, Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ… Chính vì vậy, việc xem xét, đánh giá, xây dựng các quy phạm trong luật này phải đảm bảo sự thận trọng.

Tuy nhiên, nhiều đối tượng núp bóng dân chủ lại liên tục đưa ra yêu sách đòi nhanh chóng thông qua và ban hành Luật Biểu tình. Các đối tượng cho rằng việc hoãn Luật Biểu tình sẽ gây rủi ro cho người dân, cho rằng Đảng và Nhà nước ta đi ngược lại Hiến pháp, xâm hại đến quyền biểu tình của nhân dân. Vậy sự thật có đúng như lời các đối tượng rêu rao?

Chúng ta cần hiểu rõ, quyền biểu tình và tự do hội họp là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Dù chưa có Luật Biểu tình nhưng tại Nghị định số 38/2005/CP ngày 18/3/2005 quy định về một số biện pháp bảo đảm Trật tự công cộng, trong đó Điều 7 quy định: “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức”.

Câu hỏi đặt ra là tại sao các đối tượng lại liên tục kêu gọi ban hành Luật Biểu tình, trong khi đó, nhiều Luật, Nghị định khác lại bị phản đối, ngăn chặn (đặc biệt là Luật An ninh mạng và văn bản quy phạm pháp luật liên quan)?

Thực tế cho thấy, các đối tượng núp bóng dân chủ, nhân quyền thời gian qua thường xuyên kích động người dân tụ tập đông người nhằm gây rối trật tự công cộng, chống đối chính quyền.

Hình ảnh Vụ tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự tại Bình Thuận

Hiện nay, các thế lực thù địch, chống đối đang tích cực thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” để chống phá cách mạng Việt Nam. Hướng đi của các đối tượng là gây mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ, làm cho nước ta sụp đổ từ bên trong; đồng thời kích động người dân tập trung đông người, tiến hành bạo loạn lật đổ theo hướng “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”. Chính vì vậy, các đối tượng không ngừng kêu gào đòi thông qua Luật Biểu tỉnh, Luật về hội để có thể lợi dụng quy phạm tiến hành chống phá. Đây mới chính là bản chất, bộ mặt thật của các đối tượng núp danh dân chủ, nhân quyền.

Ngược lại, với các Luật có ý nghĩa trong việc đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động chống phá, điển hình là Luật An ninh mạng, các đối tượng không ngừng tiến hành công kích, chống phá, xuyên tạc.

Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo đảm các quyền đo được thực thi trong thực tế. Tuy nhiên, nhiều đối tượng đang núp bóng đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền để chống phá chính quyền. Là một người Việt Nam chân chính và yêu nước, chúng ta cần vạch mặt những thủ đoạn gian xảo của các đối tượng để bảo vệ an ninh của Tổ quốc.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều