+
Aa
-
like
comment

“Vạch mặt” thủ phạm gây dậy thì sớm ở trẻ, có trong mọi gia đình

26/06/2020 21:26

Phơi nhiễm PVC, BPA cũng là nguy cơ dẫn tới dậy thì sớm . Vì vậy, khi trẻ sử dụng thực phẩm đựng trong chai nhựa, nên hạn chế loại vỏ chai có số 3 và số 7.

Sữa không gây dậy thì sớm, chuyên gia dinh dưỡng "vạch mặt" thủ phạm có trong mỗi gia đình

Khi nào trẻ dậy thì sớm?

Theo TS BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam xưa các cụ nói “nữ thập tam, nam thập lục” tức bé gái 13 tuổi, nam 16 tuổi mới dậy thì nhưng đến nay xu hướng dậy thì đẩy lên nữ 11 tuổi, nam 13 tuổi.

Dậy thì sớm được xác định chẩn đoán là trẻ nữ trước 8 tuổi, nam trước 9 tuổi. Ở Mỹ người ta đã có thống kê rất rõ có 1/3 số trẻ bị dậy thì sớm. Như vậy, xu hướng trẻ dậy thì sớm là xu hướng chung trên thế giới chứ không riêng quốc gia nào.

TS Sơn cho rằng dậy thì sớm ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ.

Thứ nhất, trẻ gái có sự thay đổi cơ thể như vùng ngực có thể sẽ gây ra sự e ngại với các bạn ảnh hưởng tới tâm lý.

Thứ hai, bé gái dậy thì sớm hay bị bệnh như đa nang buồng trứng.

Thứ ba, trẻ lớn trước tuổi tăng thêm nguy cơ quan hệ tình dục sớm.

Sữa không gây dậy thì sớm, chuyên gia dinh dưỡng vạch mặt thủ phạm có trong mỗi gia đình - Ảnh 1.
TS Trương Hồng Sơn

Thứ tư, dậy thì sớm ảnh hưởng tới phát triển chiều cao. Trẻ nữ phát triển chiều cao nhanh nhất ở giữa giai đoạn đoạn dậy thì, trẻ nam thì ở cuối giai đoạn dậy thì.

Khi trẻ dậy thì sớm thì nguy cơ trẻ thấp hơn các bạn cùng trang lứa rất nhiều. Người ta thống kê ở trẻ nữ sẽ thấp hơn khoảng 12 cm, đối với trẻ nam có thể 15 – 20 cm. Đây là khoảng chiều cao ảnh hưởng rất nhiều.

Sữa có phải thủ phạm?

TS Sơn cho biết nhiều phụ huynh cho con đến khám khi trẻ nghi ngờ có dấu hiệu dậy thì sớm đều  lo ngại việc sử dụng sữa trong đó có cả sữa bột, sữa bò sữa đậu nành.

Thực tế, theo TS Sơn trên thế giới người ta cũng từng đặt câu hỏi như thế. Từ năm 1997 người ta cũng đặt câu hỏi về dậy thì sớm ở trẻ liệu có phải do thực phẩm hay không.

Sữa không gây dậy thì sớm, chuyên gia dinh dưỡng vạch mặt thủ phạm có trong mỗi gia đình - Ảnh 2.
Sữa có gây dậy thì sớm?

Khi đó, người ta nghĩ tới đầu tiên là sữa, tới hooc mon tăng trưởng rBGH (có tác dụng tăng cường tiết sữa của bò khoảng 10%) và hooc mon IGF-I (giúp bò lớn nhanh), còn trong sữa đậu nành là hooc môn Isoflavone giống estrogen.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này được triển khai rất nhiều nhưng đến nay vẫn tranh luận. Người ta thấy rằng hooc môn chỉ có tác dụng qua đường tiêm còn qua đường tiêu hóa các men, dịch axit trong dạ dày sẽ bất hoạt và ảnh hưởng của hooc môn là không có.

Còn trong sữa đậu nành thì hàm lượng Isoflavone khi vào tới dạ dày đều phân hủy. Các bằng chứng khoa học đến nay vẫn chưa có kết luận. Trong khi đó sữa có tác dụng tăng trưởng cho trẻ em rất tốt. Trẻ em Việt Nam dùng sữa cũng ít chỉ 15 lít/người/năm. Trong khi đó ở Israel là 120 lít người/năm. Vì vậy phụ huynh không nên lo lắng sữa làm trẻ dậy thì sớm.

Chú ý phơi nhiễm PVC, BPA

Trong khi đó, TS Sơn cho biết người ta nhìn thấy liên quan giữa thừa cân béo phì với dậy thì sớm. Vì vậy, phụ huynh cần tránh cho trẻ gặp phải tình trạng thừa cân béo phì, không nên cho trẻ ăn nhiều thịt, nhiều mỡ, đồ uống có ga. Thừa cân béo phì có thể ảnh hưởng tới 1 số hooc môn và khi ăn nhiều chất béo thì hooc môn Leptin tăng lên và vượt qua ngưỡng đủ hooc môn này thì dẫn tới dậy thì sớm.

Tuy nhiên, TS Sơn cũng lưu ý rằng chất béo lại rất cần cho sức khỏe của trẻ, nếu thiếu chất béo cũng có thể ảnh hưởng tăng trưởng của trẻ, thừa dậy thì sớm. Vì thế, để xác định chất béo bao nhiêu là đủ cần tùy từng thể trạng của trẻ.

Sữa không gây dậy thì sớm, chuyên gia dinh dưỡng vạch mặt thủ phạm có trong mỗi gia đình - Ảnh 3.
Phơi nhiễm PVC, BPA cũng làm tăng nguy cơ dậy thì sớm nên phụ huynh cấn chú ý các chỉ số này ở các loại hộp nhựa, chai nhựa

Để ngăn ngừa dậy thì sớm, phụ huynh cần cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý như: ăn cân đối về thịt, mỡ, tăng rau xanh.

Trong rau xanh nhất là các loại họ rau cải, súp lơ, bưởi, cam có chất Quercitin. Đây là chất có tác dụng làm giảm hấp thu hooc môn sinh dục ngoại lai làm chậm quá trình dậy thì sớm. Cần hạn chế các thực phẩm có chữa hooc môn sinh dục testotteron, estrogen.

Một lưu ý mà nhiều người bỏ qua đó là phơi nhiễm PVC, BPA cũng là nguy cơ dẫn tới dậy thì sớm . Vì vậy, khi trẻ sử dụng thực phẩm, vỏ chai đựng trong đồ nhựa cần để ý đến hình tam giác ở đáy chai có số từ 1 đến 7. Bạn nên để ý vỏ chai có số 3 và số 7. Số 3 và PVC, số 7 là BPA và hạn chế nhất có thể.

Ngoài ra, TS Sơn cho rằng phụ huynh cần chú ý tới giấc ngủ của trẻ. Đôi khi phụ huynh hay quên nếu trẻ có thói quen bật đèn thì nguy cơ dậy thì sớm rất lớn. Khi trẻ ngủ đêm liên quan tới tiết hooc môn melatonin. Đây là hooc môn làm giảm quá trình dậy thì sớm.

Cha mẹ nên cho trẻ chế độ vận động lớn, cho trẻ vận đông 30 – 60 phút ngày. Vận động nhiều sẽ làm giảm nguy cơ dậy thì sớm.

TTT

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều