+
Aa
-
like
comment

“Vaccine Sinopharm Trung Quốc”: Những thông tin gây nhầm lẫn!

Bảo Trâm - 02/08/2021 07:56

Sáng ngày 31/7, 1 triệu liều vaccine Sinopharm Beijing đã đáp ở sân bay Tân Sơn Nhất, chuẩn bị cho việc tiêm chủng diện rộng nhằm đạt miễn dịch cộng đồng trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ tại Đông Nam Á.

Một triệu vaccine Vero Cell của Sinopharm (Trung Quốc) đã về TP.HCM.

Được biết, đây đã là lần thứ 2 lô vaccine kháng nguyên nCoV bất hoạt (Vero cell), được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc nhập về Việt Nam.

Trước đó, Bộ Y tế phân bổ 500.000 liều vaccine Sinopharm cho 9 tỉnh phía Bắc, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Điện Biên, Cao Bằng, Lai Châu và Hà Giang. Trong đó Quảng Ninh nhận nhiều nhất với 230.000 liều, kế đó là Lạng Sơn 121.000 liều. Ít nhất là Thái Bình 1.400 liều. Còn lại chuyển Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và Sinh phẩm y tế 600 liều để kiểm định và lưu mẫu.

Ít ai biết, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Tới nay, vaccine do Trung Quốc sản xuất đã được hơn 50 quốc gia sử dụng để ứng phó với đại dịch.

Lô vaccine Sinopharm Beijing về Việt Nam

Mặc dù đây đã là lần thứ 2 Việt Nam nhận được vaccine Sinopharm Beijing nhưng chắc nhiều người Việt Nam hẳn chưa biết rằng tại Trung Quốc có tận 3-4 loại vaccine khác nhau được lưu hành. Nhưng trong số đó, chỉ có 2 loại được WHO phê duyệt: vaccine Sinopharm Beijing và Vaccine SinoVac, cả 2 loại đều được điều chế bằng virus bất hoạt hay còn gọi là vero cell. Đây là công nghệ truyền thống để điều chế vacicne, ban đầu, nCoV được nuôi lớn trong tế bào vero, phân lập từ tế bào biểu mô thận. Sau đó, các nhà khoa học bất hoạt virus bằng một loại chất hữu cơ, khiến chúng không thể gây bệnh hay nhân lên khi tiêm vào cơ thể. Đặc biệt phương pháp này từng được dùng với vaccine bại liệt.

Tháng 5/2021, Tổ chức Y tế Thế giới phê chuẩn cho sử dụng vaccine của Sinopharm Beijing (BBIBP-CorV) và đây chính là loại vaccine được nhập và sử dụng tại Việt Nam cùng hơn 50 quốc gia khác trên thế giới.

Vaccine Sinopharm Beijing (BBIBP-CorV)

Sau nhiều tháng nghiên cứu vaccine trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm thành công trên động vật, cuối tháng 4/2020, vaccine này được Cục Quản lý Dược Trung Quốc phê chuẩn việc thử nghiệm trên người. Ngày 30/12/2020, Cục Quản lý Dược Trung Quốc đã tiến hành cấp phép sử dụng có điều kiện vaccine Sinopharm, với hiệu quả bảo vệ được công bố là 79,34%, tỷ lệ sinh kháng thể trung hòa đạt 99,52%. Đặc biệt, vaccine Sinopharm Beijing có hiệu quả 79% trong việc giảm tỷ lệ nhập viện khi mắc Covid-19 và các trường hợp không phải vào phòng chăm sóc đặc biệt.

Theo các tài liệu mà WHO công bố, vaccine Sinopharm Beijing là một trong những vaccine có tỷ lệ hiệu quả bảo vệ cao nhất, vừa là loại vaccine có ít và hầu như không có biến chứng khi tiêm như các loại vaccine được điều chế theo công nghệ mới. Vaccine Sinopharm Beijing thậm chí an toàn cho người trên 60 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.

Đánh giá chung về vaccine Sinopharm Beijing, các chuyên gia miễn dịch thế giới đều cho biết vaccine phát huy hiệu quả đối với hầu hết các trường hợp, là một mắc xích trong việc giải quyết tình trạng khan hiếm vaccine Covid-19 trên toàn cầu.

Vaccine Sinopharm Beijing

Ngoài ra, có một loại vaccine nữa đến cũng được phát triển bởi thuộc tập đoàn dược Sinopharm, nhưng tại chi nhánh Vũ Hán (vaccine Sinopharm Wuhan) và được đặt tên là Inactivated SARS-CoV-2 Vaccines (Vero Cell). Đây được xem là loại vaccine được điều chế đầu tiên và nhanh nhất trên thế giới do Sinopharm Wuhan (Vũ Hán) điều chế và đã được phê duyệt tại Trung Quốc sau khi trải qua đủ 3 giai đoạn sử dụng.

Tuy nhiên, vaccine Sinopharm Wuhan mới chỉ được sử dụng tại Trung Quốc mà không hề dược WHO phê duyệt để sử dụng cho toàn thế giới. Theo Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ công bố, vaccine Sinopharm Wuhan phát triển có hiệu quả 72,8% đối với Covid-19 (hiệu quả ít hơn vaccine Sinopharm Beijing) và có hiệu quả ít nhất hai tuần sau khi tiêm lần thứ hai.

Cả 2 loại vaccine trên hầu như đều được truyền thông gọi chung và gây nhầm lẫn là vaccine Sinopharm hoặc Vero Cell, tuy nhiên 2 loại này tương đối khác nhau về cả hiệu quả và cả việc được WHO phê duyệt chính thức cho người dùng. Vaccine Sinopharm Beijing được WHO đánh giá có hiệu quả và an toàn cao hơn hẳn so với người bạn cùng Tập đoàn là Sinopharm Wuhan. Đặc biệt Sinopharm Beijing thậm chí được WHO đánh giá hiệu quả ngang bằng với tất thảy các vaccine khác trên thế giới như Pfizer, Moderna, Acstrazeneca…

Vaccine SinoVac

Loại vaccine thứ 3 cũng rất phổ biến và được WHO phê duyệt là CoronaVac (Sinovax), được phát triển bởi Sinovac / Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc. Hiện tại CoronaVac cũng vẫn chưa được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt và nhập khẩu.

Theo nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới cung cấp, vaccine Sinovac có hiệu quả khoảng 87% đối với nguy cơ nhập viện, 90% đối với bệnh nặng và 86,3% đối với trường hợp tử vong.

Ngày 1/6/2021, WHO đã phê duyệt khẩn cấp CoronaVac, vaccine của hãng dược SinoVac. Trước đó, vaccine đã được sử dụng ở Trung Quốc và hơn 20 nước khác. Vaccine điều chế bằng virus bất hoạt, giống với BBIBP-CorV của SinoPharm.

Bảo Trâm (Theo WHO, NCBI, The New England Journal of Medicine)

Bài mới
Đọc nhiều