+
Aa
-
like
comment

Vaccine, nghịch lý Việt Nam và chạy đua với các cường quốc

03/07/2020 09:23

Trong cuộc chiến với dịch Covid-19, Việt Nam đã tạo ra “nghịch lý” mà khó có quốc gia nào làm được.

Mới đây, Việt Nam đã sản xuất thành công vaccine

Theo Global Health Security Index, Thái Lan là một cường quốc trong việc “ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với dịch bệnh toàn cầu”. Với vị trí thứ 6/195, Thái Lan chỉ xếp sau các siêu cường như Mỹ, Anh, Hà Lan, Úc. Tờ Bangkok Post tự hào rằng Thái Lan là một trong hai quốc gia khống chế dịch bệnh hàng đầu Đông Nam Á, bên cạnh đó là Singapore. Tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia này có khoảng trên 3100 ca nhiễm, 58 ca tử vong.

Trong Đông Nam Á, Indonesia cũng là một quốc gia tham gia chạy đua trong việc sản xuất vaccine Covid-19. Cần phải biết rằng, Indonesia là quốc gia có tiềm lực lớn mạnh nhất Đông Nam Á về GDP. Quốc gia này nằm trong top 5 quốc gia sản xuất và xuất khẩu nhiều vaccine nhất trên thế giới. Tập đoàn Bio Farma của Indonesia có khả năng sản xuất hơn 2 tỷ liều vaccine mỗi năm và 2/3 số liều được dành cho xuất khẩu. Thậm chí lãnh đạo công ty này từng tuyên bố cứng rằng: “Chỉ riêng Bio Farma cũng có thể phục vụ nhu cầu vacccine trong toàn khu vực”. Hiện nay, Indonesia có trên 56 ngàn ca nhiễm, gần 2900 ca tử vong.

Ngoài ra, Malaysia và Singapore cũng tham gia vào nhiều liên minh sản xuất vaccine khác nhau. Và hai quốc gia này cũng được đánh giá rằng chống dịch ở mức tốt và rất tốt.

Vậy Việt Nam ở đâu?

Việt Nam cũng nằm trong danh sách các quốc gia được tổ chức này đánh giá, vị trí của Việt Nam là 50/195. Trong bảng phân tích về Việt Nam, nhóm chỉ số tốt nhất là nhóm liên quan đến hợp tác y tế quốc tế được phân hạng 21/195. Còn nhóm chỉ số thấp nhất là nhóm chỉ số liên quan đến các yếu tố bên ngoài như chính trị, an ninh, cơ sở hạ tầng… được phân hạng 105/195.

Trong đó, Global Health Security Index đánh giá Việt Nam là quốc gia có mức độ rủi ro chính trị và an ninh cao (88/195). Các yếu tố như khả năng phục hồi kinh tế (129/195), cơ sở hạ tầng (124/195) và rủi ro y tế công cộng (112/195) đều ở mức rất thấp so với thế giới. Tức là chiếu theo đánh giá của Global Health Security Index, Việt Nam chắc chắn sẽ “toang” trước sức công phá của Covid-19. Nhưng sau tất cả, Việt Nam lại cho ra một đáp án hoàn toàn ngược lại với những dự báo, đánh giá của quốc tế. Việt Nam đã tạo nên một nghịch lý khiến cho dư luận, truyền thông, giới nghiên cứu quốc tế hoàn toàn bất ngờ. Đó là nghịch lý Việt Nam. Và điều hài hước ở chỗ, họ càng chứng minh “nghịch lý Việt Nam”, họ càng cảm thấy bất lực.

Học giả Dhesegaan Bala Krishnan của Đại học Malaya, Malaysia phát biểu trên tờ Nikkei Asian cho rằng: “Các nước phát triển coi các quốc gia Đông Nam Á chỉ là những kẻ hưởng lợi chứ không phải là những người đóng góp vào hệ thống y tế quốc tế. Nguyên nhân được chỉ ra rằng đa phần các quốc gia này có nền kinh tế hạn chế”. Một số học giả phương Tây đánh giá rằng cuộc chiến chống Covid-19 tại khu vực Đông Nam Á hời hợt, qua loa như những “con vịt què” – từ lóng chỉ những hành động của các chính trị gia ở cuối nhiệm kỳ. “Nhưng sau tất cả, Đông Nam Á đang sẵn sàng chứng minh rằng những quan điểm đó là sai”.

Việt Nam là quốc gia duy nhất trên giới có GDP bình quân đầu người dưới 3000 USD có khả năng tự cung tự cấp vaccine. Theo thông tin được biết, Việt Nam đã loại trừ bệnh bại liệt vào năm 2000, uốn ván vào năm 2005. Năm 2013, một công ty thuộc sở hữu Nhà nước đã sản xuất một loạt vaccine chỉ trong vòng… 6 tháng để tham gia công cuộc ngăn chặn đại dịch Sởi. Và đến năm 2016, Việt Nam trở thành quốc gia châu Á thứ 4 sản xuất thành công vaccine Sởi-Rubella kết hợp. Tính đến hiện tại, Việt Nam tự chủ được 11/12 loại vaccine phục vụ chương trình “Tiêm chủng mở rộng” áp dụng cho toàn dân.

Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng với Covid-19 đến nỗi, trong khi hầu hết thế giới thờ ơ thì Việt Nam đã kích hoạt trung tâm ứng phó với dịch bệnh toàn cầu. Một số đơn vị “tin vịt” cho rằng Chính phủ Việt Nam tài trợ cho một nhóm hacker xâm nhập vào dữ liệu thông tin của Chính phủ Trung Quốc.

Mới đây nhất, WHO đã gửi lời mời Việt Nam tham gia vào “Liên minh sản xuất vaccine chống Covid-19” do WHO đứng đầu. Gần thời điểm nhận được lời mời, Việt Nam công bố thử nghiệm vaccine thành công trên chuột, vượt tiến độ hai tháng và hoàn toàn khả năng cung ứng vaccine ra toàn cầu trong năm 2021. Tờ Nikkei Asian cho rằng, chính WHO là nguyên nhân dẫn đến việc các nước phát triển “lợi dụng” các nước nghèo trong ngành công nghiệp vaccine.

WHO cung cấp các nghiên cứu, thử nghiệm, phân tích cho các thành viên trong tổ chức. Các công ty dược phẩm của các nước phát triển lợi dụng điều này, thông qua chính trị và tài chính, các công ty này có thể tiếp cận với các số liệu, nghiên cứu sớm nhất có thể. Cộng thêm tiềm lực lớn, cơ sở nghiên cứu tốt, nhiều chuyên gia, họ có thể cho ra đời những liều vaccine sớm hơn dựa trên các đóng góp chung của các thành viên. Tuy nhiên, khi có thành phẩm vaccine, họ lại “bán ngược” cho các nước đang phát triển hoặc chưa có khả năng tự sản xuất với mức giá “khá chát”. Điều đáng lên án ở đây, các công ty ở các quốc gia phát triển sẽ đăng ký bản quyền sở hữu độc quyền, không chia sẻ với bất cứ đơn vị hay quốc gia nào khác.

Năm 2007, Indonesia “cấm cửa” một công ty sản xuất vaccine của Úc do công ty này đã nghiên cứu và cho ra đời vaccine H5N1 dựa trên các số liệu mà phía Indonesia cung cấp. Từ đó đến nay, đã có nhiều thời điểm, quốc gia vạn đảo này ngừng chia sẻ các thông tin, số liệu nghiên cứu với WHO. Năm 2009, các quốc gia phát triển đã tích trữ vaccine H1N1, bán cho các quốc gia đang phát triển với mức giá cao, từ chối yêu cầu “công bằng và chia sẻ” theo Nghị quyết của WHO.

Được biết, vào năm 2000, Việt Nam chuyển giao miễn phí công nghệ sản xuất vaccine tả uống cho phía Hàn Quốc. Sau này, Viện Vaccine Hàn Quốc chuyển giao bản quyền cho phía Ấn Độ. Và từ đó, phía Ấn Độ sản xuất hàng loạt và thu lời đều đặn hàng năm.

Việt Nam nhận định rằng, phải sản xuất được vaccine bằng mọi giá. Đây không phải là “làm màu”, “lấy le” hay “thể hiện trước các cường quốc”. Mà đơn giản hơn, đây là một cuộc chiến để tồn tại.

Lào, Campuchia và Myanmar là ba quốc gia Đông Nam Á “đứng ngoài” cuộc chạy đua vaccine Covid-19. Nhưng Việt Nam có vẻ như thực hiện đúng chính sách đã tuyên bố: “Không một ai bị bỏ lại”. Tuyên bố đó không chỉ dành cho người dân trong nước mà còn áp dụng cho cả những bạn bè nước ngoài, như Campuchia, Lào hay Myanamar.

Chiến dịch Điện Biên Phủ và cuộc chiến đánh bại Pháp đã cổ vũ và động viên các quốc gia ở châu Phi, Nam Mỹ vùng lên chống ngoại xâm. Mình tin rằng, với cuộc chiến thắng Covid-19 và việc “chạy đua cùng các cường quốc” trong cuộc đua sáng chế ra vaccine, chúng ta có thể đưa ra một lời kêu gọi rằng, “Đất nước nhỏ bé cũng có thể tạo ra những điều vĩ đại”.

Đại dịch chỉ kết thúc khi có vaccine và không ai dám chắc rằng, năm sau và những năm sau nữa, liệu có phát sinh một dịch bệnh mới hay không. Nhưng với tất cả những gì đã làm được, Việt Nam cho thấy rằng các bảng xếp hạng đều “chỉ để tham khảo”. Chúng ta đã “thắng trận đấu” trong cuộc chiến với Covid-19 và giờ đây, chúng ta lại tiếp tục chiến thắng “trận đấu” mới, đó là sự ra đời của vaccine Covid-19 “Made in Vietnam”.

Ngạn ngữ có câu: “Nếu bạn không làm điều gì đó để thắng trận. Theo tôi, bạn không phải là một người chơi giỏi”. Quả thật, đôi khi, cảm giác là một kẻ bị đánh giá thấp rồi chiến thắng, cũng thật hào hùng và vinh quang.

Tifosi

*Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều