+
Aa
-
like
comment

Vắc xin Covid Trung Quốc: chưa “ra lò” đã bị hoài nghi

Trần Anh - 01/01/2021 10:55

Trung Quốc vừa chính thức cấp phép cho vắc xin COVID-19 do nước này sản xuất cho người dân sử dụng vào hôm Thứ Năm, cùng lời hứa tiêm chủng miễn phí cho người dân từ các quan chức nước này.

Trung Quốc vừa cấp phép cho vắc xin do hãng Sinopharm sản xuất.

Việc cấp phép được thực hiện chỉ một ngày sau khi nhà sản xuất, hãng dược thuộc sở hữu của chính quyền Sinopharm cho biết vắc xin đạt hiệu quả 79.34%, theo phân tích tạm thời của thử nghiệm lâm sàng Giai đọan 3. Mặc dù không có dữ liệu cụ thể về độ hiệu quả của vắc xin sau khi được phát hành, quyết định cấp phép nhấn mạnh các tuyên bố gần đây của quan chức Trung Quốc về độ an toàn và hiệu quả của loại vắc xin COVID-19 được sản xuất trong nước.

Trung Quốc đang nhắm đến mục tiêu tiêm chủng cho 50 triệu cư dân trước thời điểm Tết Nguyên đán vào tháng Hai. Nước này cũng đã đẩy mạnh chương trình sử dụng vắc xin khẩn cấp trong những tuần gần đây.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội đồng Y tế thế giới.

Zeng Yixin, Phó Trưởng ban Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc tại cuộc thông cáo báo chí vào hôm Thứ Năm cho hay vắc xin Sinopharm sẽ được cung cấp miễn phí cho công dân Trung Quốc.

“Vắc xin về bản chất là dịch vụ công ích, và giá cả có thể thay đổi dựa trên quy mô sử dụng, nhưng tiền đề quan trọng là nó sẽ được cung cấp miễn phí cho cộng đồng”, ông Zeng nói. “Tính từ 15/12, hơn 3 triệu liều vắc xin đã được tiêm chủng cho các ‘nhóm quan trọng’, cộng thêm 1,5 triệu liều dành cho các nhóm nguy cơ cao vào cuối tháng 11”, ông cho biết thêm.

Theo ông Zeng, trong số những người được tiêm chủng, chưa đến 0.1% có biểu hiện sốt nhẹ, khoảng 2 trong số 1 triệu người “có phản ứng sốc phản vệ tương đối nghiêm trọng” như dị ứng.

Bước tiếp theo sẽ là tiêm chủng cho các nhóm dễ bị tổng thương như người cao tuổi và người có các bệnh lý nền, trước khi tiêm chủng toàn dân, tuy nhiên ông Zeng không cung cấp thêm thông tin chi tiết về cách thức tiến hành tiêm chủng miễn phí.

Lãnh đạo Sinopharm cho biết vào hôm Thứ Năm vắc xin Giai đoạn 3 của công ty đã được thử nghiệm trên hơn 60.000 người, và dữ liệu cụ thể sẽ được công bố trên các báo y học trong và ngoài nước. Một quan chức dịch tễ Trung Quốc thông tin thử nghiệm lâm sàng của vắc xin vẫn đang được tiến hành, và nhà sản xuất sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin liên quan cho nhà chức trách.

Vắc xin Sinopharm có hiệu quả thấp hơn sản phẩm cùng loại phát triển bởi Mỹ và Nga. Pfizer-BioNTech và Moderna của Mỹ có hiệu quả khoảng 95%, trong khi Sputnik V do Nga này sản xuất đạt hiệu quả 91%. Đáng nói con số 79% cho chính phủ Trung Quốc công bố cũng thấp hơn cả kết quả của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) hôm 9/12. UAE đánh giá hiệu quả vắc xin này lên đến 86% dựa trên phân tích tạm thời thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối tại nước này hồi tháng Bảy, và đã cấp phép phân phối.

Tuy nhiên vắc xin Sinopharm lại có hiệu quả cao hơn loại của Vương quốc Anh sản xuất có hiệu quả trung bình khoảng 70%. Hôm Thứ Tư, Anh trở thành quốc gia đầu tiên cấp phép tiêm chủng cộng đồng vắc xin COVID-19.

Kết quả thử nghiệm của Sinopharm được công bố nhiều tuần sau các đối thủ cạnh tranh. Và việc thiếu thông tin chi tiết như hiện nay không đủ để xóa đi những nghi ngờ về chất lượng vắc xin Trung Quốc. Tuy nhiên, công bố trên vẫn có thể mở đường cho vắc xin Trung Quốc được phân phối diện rộng cả trong nước và trên thế giới.

Trung Quốc cho biết đã sẵn sàng để gửi đi hàng triệu liều vắc xin đến các quốc gia đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn cuối cho các vắc xin ứng cử. Các lãnh đạo Trung Quốc  còn hứa hẹn danh sách cả ưu tiên cho các quốc gia đang phát triển.

Động thái của Bắc Kinh được các nhà phân tích đánh giá là một chiến dịch toàn cầu xây dựng hình ảnh công cụ quyền lực mềm, nhằm sửa chữa thiệt hai mà nước này gây ra trong đợt bùng phát đầu tiên của đại dịch COVID-19.

Trung Quốc cho biết sẵn sàng phân phối hàng triệu liều vắc xin đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Bên cạnh vắc xin Sinopharm, Trung Quốc còn có 4 ứng viên khác đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 – bước cuối cùng và quan trọng nhất trước khi yêu cầu cấp phép. Gần như đã khống chế được đại dịch, các hãng dược Trung Quốc cần phải tìm môi trường thử nghiệm khác cho vắc xin do họ sản phất. Hiện nay, các hãng dược này đã bắt tay nhau tiến hành thử nghiệm Giai đoạn 3 tại ít nhất 16 quốc gia.

Hai vắc xin được đề xuất của Sinopharm, bao gồm cả loại vừa được cấp phép, đã được thử nghiệm Giai đoạn 3 tại 10 nước, chủ yếu tại vùng Trung Đông và Nam Phi.

Chủ tịch Sinopharm Liu Jingzhen vào tháng trước khẳng định hàng chục quốc gia đã đề nghị mua vắc xin của hãng. Tuy không đề cập của thể nước nào hay số lượng vắc xin được yêu cầu, ông Liu cho biết Tập đoàn Công nghệ Sinh học Quốc gia Trung Quốc (CNBG) có khả năng sản xuất hơn 1 tỉ liều vào năm 2021.

Khác với Pfizer và Moderna, vắc xin Sinopharm không yêu cầu trữ lạnh, giúp cho việc vận chuyển và phân phối dễ dàng hơn, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển thiếu thốn khả năng trữ lạnh dược phẩm.

Trần Anh/theo CNN

Bài mới
Đọc nhiều