+
Aa
-
like
comment

Uruguay xây dựng nền kinh tế xanh, ít ô nhiễm hơn từ nghề làm gạch

Nguyễn Anh - 13/08/2020 11:48

Ở Uruguay, hàng nghìn gia đình kiếm sống bấp bênh bằng nghề làm gạch, sử dụng các phương pháp truyền thống thường không hiệu quả và có hại cho môi trường.
Một dự án của Liên hợp quốc, phối hợp với chính phủ Uruguay, nhằm mục đích giúp ngành công nghiệp này ít ô nhiễm hơn, đồng thời duy trì việc làm cho nhiều thợ thủ công sống phụ thuộc vào nghề đó.

Đất, lửa và nước

Khi Eduardo Romero 40 tuổi, ông nghỉ công việc thợ hồ. Đó là năm 1992, tại thành phố Durazno, Uruguay. Với ít đồ đạc trên vai, Eduardo đi về phía Bắc của đất nước và chỉ dừng lại khi tìm được việc làm. Nơi đó là thành phố Tranqueras, và nguồn thu nhập mới của ông đến từ đất, lửa và nước: Eduardo bắt đầu làm gạch.

Những người thợ làm gạch thủ công ở Uruguay cho nguyên liệu thô vào khuôn, sau đó đem phơi khô. Ảnh: Pablo Montes Goitia / UN Uruguay

Ngày nay, 5 công việc, 2 dự án kinh doanh, 3 đứa con và 28 năm sau năm 1992, ông Romero vẫn gắn bó với ngành công nghiệp không an toàn này, vốn vừa là nguồn việc làm dễ dàng cho những người cần nó nhất, nhưng lại là nơi mọi người làm việc mà không có an sinh xã hội hoặc bảo hiểm và quyền lao động của họ liên tục bị vi phạm. “Đó là một ngành bấp bênh. Chúng tôi luôn ở rìa thị trấn, mặc quần áo bẩn”, ông Romero cho biết.

Khó có số liệu thống kê đáng tin cậy về ngành này, nhưng ước tính cho thấy có khoảng 14.000 gia đình làm việc trong 3.500 đơn vị sản xuất trên khắp đất nước. Tính chất không chính thức của công việc tạo ra doanh thu cao.

Thay đổi truyền thống

Bên cạnh áp lực đối với cá nhân người lao động, ngành có tác động tiêu cực đến môi trường; lượng khí thải cao và một số nhà sản xuất gạch, thiếu các nguồn nhiên liệu khác, đã đốt các loài cây được bảo vệ.

Trong mùa sản xuất gạch kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau, một người sản xuất thủ công có thể sản xuất trung bình khoảng 30.000 viên gạch mỗi tháng; toàn bộ khu vực ở Uruguay sản xuất đủ gạch mỗi năm để xây ít nhất 1.500 ngôi nhà mới, cộng với hàng trăm cơ sở kinh doanh, lò nung, nhà máy…

Eduardo Romero đã dành cả cuộc đời cho những viên gạch – làm thợ gạch trong 28 năm và trước đó là một thợ hồ. Ảnh: Germandy Perez-Galeno/UN Uruguay

Eduardo là một trong số ngày càng nhiều nhà sản xuất thủ công đang thay đổi cách họ sản xuất gạch và giúp cả nước có được một môi trường trong sạch hơn. Nhưng trong một ngành như thế này, việc thay đổi truyền thống là rất khó.

Biến bùn và rác thành nền móng kiên cố

Làm gạch theo cách truyền thống là một “nghệ thuật” đòi hỏi nhiều công đoạn. Đầu tiên, các thành phần được lấy để làm nguyên liệu thô: nước, đất, đất sét, cát và các chất hữu cơ như phân ngựa.

Nguyên liệu này được trộn đều và cho vào khuôn, sau đó đem phơi trong 3 ngày. Sau đó, chúng được đốt trong lò, với củi làm nhiên liệu chính, từ 2 đến 7 ngày và để nguội. 4 ngày sau, sạch đã sẵn sàng để bán.

Ở mỗi giai đoạn của quá trình, có rất nhiều nguy cơ nghề nghiệp và tác động môi trường.

“Thua xa về mặt công nghệ”

Ngoài ra, phương pháp này kém hiệu quả hơn nhiều so với các kỹ thuật cơ giới hóa hiện đại. Theo chính phủ, các nhà máy có thể sản xuất gạch nhanh hơn gần 7 lần so với một nhà sản xuất thủ công.

Pablo Montes, người làm việc cho chính phủ Uruguay và cũng là điều phối viên quốc gia của PAGE Uruguay (Đối tác hành động vì nền kinh tế xanh) cho biết: “Ngành gạch thủ công còn thua xa về mặt công nghệ”.

Ông Montes giải thích rằng có những trở ngại đáng kể đối với các nghệ nhân chuyển sang các kỹ thuật mới hơn. Họ có ít cơ hội việc làm hơn; công việc với kỹ thuật mới đòi hỏi chứng nhận mà hầu hết các thợ thủ công không có, cho dù mất chi phí hay vì nhiều người chưa học xong tiểu học và hầu như không thể đọc hoặc viết.

Những người thợ làm gạch thủ công ở Uruguay cho nguyên liệu thô vào khuôn, sau đó đem phơi khô. Ảnh: Pablo Montes Goitia/UN Uruguay

Đó là lý do tại sao PAGE đang tìm cách hỗ trợ ngành công nghiệp thủ công, giúp người lao động được hưởng nhiều quyền lợi hơn và thu nhập cao hơn, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình sản xuất.

Nhân viên của PAGE đã nói chuyện với các nhà sản xuất gạch từ khắp nơi trên đất nước, tìm kiếm những cải tiến ở mọi giai đoạn của quy trình sản xuất và mời các chuyên gia tư vấn từ các quốc gia khác – chẳng hạn như Colombia, quốc gia đã trải qua quá trình chuyển đổi – để hỗ trợ các hội thảo về cách sản xuất gạch tốt hơn.

Bằng cách đó, PAGE đang giúp đưa Uruguay đến gần hơn với mục tiêu kép là một nền kinh tế xanh hơn và thịnh vượng hơn. Dự án vẫn đang được tiến hành và đang phát triển các phương pháp tốt hơn nữa và đào tạo thêm nhiều thợ làm gạch.

Nghệ thuật, an toàn hơn, xanh hơn

Ông Romero cho biết: “Chuyển đổi ngành công nghiệp sẽ cho phép những dự án này thành công”. Tuy nhiên, ông không cho rằng một sự thay đổi như vậy sẽ dễ dàng đạt được.

“Trong nghề này, có những người, cả đàn ông và phụ nữ đã kiếm sống lương thiện hàng chục năm hoặc cả đời,” ông giải thích. Nghề làm gạch thủ công là một nếp sống, một truyền thống. Vô số ngôi nhà và cơ sở kinh doanh ở mọi nơi trên đất nước Uruguay đã được xây dựng bằng gạch do bàn tay của những người lao động vô danh làm nên. Họ đã dành cả cuộc sống của mình để cống hiến cho nghề và họ tự hào về những gì họ đã tạo ra.

“Đó là những gì chúng tôi đang cố gắng bảo vệ”, ông Romero nói. Ngay cả khi ông thay đổi cách làm việc của mình, với sự hướng dẫn từ PAGE, ông nhận ra rằng không phải ai cũng thích nghi nhanh như vậy. Một số người có thể nghi ngờ những người bên ngoài đến dạy họ một kỹ năng mà họ đã thực hành trong nhiều năm.

Pablo Montes của PAGE lạc quan rằng những người thợ gạch sẽ chiến thắng bởi những lợi ích mà cách làm việc mới mang lại cho họ. “Chúng tôi muốn duy trì ngành công nghiệp này một cách thủ công, đồng thời làm cho nó an toàn hơn và xanh hơn. Chúng tôi có thể có cả hai”, ông Montes nhấn mạnh.

Nguyễn Anh/UN News

Bài mới
Đọc nhiều