+
Aa
-
like
comment

UNDP: “Đổi mới khẩn cấp” là chìa khóa ngăn chặn Covid-19 và trọng tâm phục hồi ở Việt Nam

06/10/2020 11:20

Vừa qua trang Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) và trang GovInsider đăng bài viết của các tác giả Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam phân tích về việc Chính phủ, các doanh nghiệp và người dân Việt Nam đã thực hiện đổi mới kịp thời và hiệu quả trong công cuộc ngăn chặn đại dịch Covid-19 như thế nào cần được biết đến rộng rãi hơn nữa. Đây cũng là tiền đề cho sự phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Sau đây là nội dung bài viết.

Bài viết trên trang chủ của UNDP

Đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP Việt Nam và các chuyên gia đổi mới thảo luận về cách thức ‘đổi mới khẩn cấp’ (emergency innovation) đã góp phần vào việc ứng phó thành công đại dịch của đất nước.

Có vai trò quan trọng nhưng bị đánh giá thấp “đổi mới khẩn cấp” đã đóng góp vào thành công được báo trước của Việt Nam trong việc ngăn chặn dịch COVID-19, là vấn đề trọng tâm trong mong muốn khôi phục nhanh chóng tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh cùng tồn tại với đại dịch.

Bài viết trên trang GovInsider

Mục tiêu chung là khắc phục hậu quả do đại dịch COVID-19 gây ra đã dẫn đến một loạt các đổi mới ở mọi hình thức và mức độ để ứng phó với các tác động của đại dịch ở Việt Nam, từ sáng chế ra bộ dụng cụ kit thử nghiệm SARS-Cov-2 ‘made in VietNam’, khẩu trang được sản xuất trong nước khi dự trữ toàn cầu thiếu hụt trầm trọng, đến sáng tạo máy ATM gạo và mặt nạ phòng độc, mỹ cách ly di động,…

Đáng chú ý, đại dịch cũng thúc đẩy Chính phủ áp dụng các cơ chế mới trong công tác quản lý, đặc biệt với các chính sách mà trước đó được coi là thách thức của đất nước.

Từ đó, UNDP đặt ra 3 câu hỏi:

Hơn nữa, đại dịch đã tạo ra những động lực mới thúc đẩy Chính phủ áp dụng các cơ chế mới trong công tác điều hành quản lý, đặc biệt với các chính sách mà trước đó được coi là thách thức cải cách từ lâu của đất nước mà đến nay mới được thực hiện.

Từ những kinh nghiệm này, đặt ba câu hỏi:

(1) Làm thế nào để các cơ chế chính sách và sáng chế trong giai đoạn Covid-19 trước đó tiếp tục được duy trì và thúc đẩy phục hồi kinh tế đất nước? đồng thời tồn tại chung sống với đại dịch COVID?

(2) Làm thế nào để tránh phục hồi đơn lẻ và áp dụng các biện pháp can thiệp có tác động đồng bộ trên diện rộng?

3) Và, làm thế nào để sử dụng động lực này đẩy nhanh quá trình đổi mới sáng tạo ở Việt Nam theo hướng bền vững và bao trùm hơn?

 

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Ủng hộ những nỗ lực và thực thi đổi mới trên dựa trên nghiên cứu khu vực của UNDP-NESTA (Chiến lược hỗ trợ đổi mới toàn diện), từ khắp các nước ASEAN, UNDP tại Việt Nam bắt đầu hành trình để truyền tải ý nghĩa của “đổi mới toàn diện” đối với Chính sách Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (STI) ở Việt Nam, có thể quy tụ các nhà hoạch định chính sách trên cùng một hướng.

Nghiên cứu về Chính sách đổi mới sáng tạo bao trùm của Việt Nam nhằm tìm cách mở rộng cách thức mà đổi mới được định hình để có nhiều phân khúc xã hội hơn trong câu chuyện đổi mới và thúc đẩy các động lực mới cho tăng trưởng bền vững dựa trên các cách thức tạo giá trị.

Kết quả nghiên cứu đã được UNDP thảo luận tại Hà Nội ngày 3 tháng 7 với Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà hoạch định chính sách từ các Bộ, các tổ chức phi chính phủ và đại diện doanh nghiệp trong Hội thảo “Chính sách đổi mới sáng tạo bao trùm của Việt Nam: chiến lược thiết kế và thực thi chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) trong giai đoạn phát triển tiếp theo”.

Hội thảo đã thảo luận về các chính sách đổi mới bao trùm cần được lồng ghép hơn nữa trong bối cảnh của Chiến lược Phát triển Kinh tế – Xã hội tiếp theo 2021-2025 và cách thức ‘khởi nghiệp’ của Chính phủ cũng có thể giúp các nhà đổi mới ở cơ sở theo dõi nhanh quá trình tiền thương mại hóa và thương mại hóa nghiên cứu và phát triển (R&D).

Các nhà hoạch định chính sách và những người tham gia đã nhất trí và nhấn mạnh trong hội thảo rằng, để đạt được điều này, “chúng ta cần hoạch định chính sách và quản lý theo phương thức “bình thường mới” bao gồm việc thực hiện hợp lý hơn và các thủ tục hành chính của chính phủ ít rườm rà hơn. Cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo nên hướng tập trung vào những ngành/lĩnh vực mà người dân/doanh nghiệp được hưởng lợi; cần có định hướng sâu hơn và có sự liên kết, hỗ trợ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo,…

Hợp tác giữa khu vực công và tư nhân

Những điều này đã được chứng minh khi COVID-19 xảy ra, UNDP đã phát hiện ra ba xu hướng thú vị cho sự đổi mới toàn diện.

Thứ nhất, chính phủ đã thể hiện sự nhanh nhạy và đổi mới trong bối cảnh khủng hoảng bằng việc tạo ra các mối quan hệ đối tác mới và tận dụng các nền tảng mạng xã hội.

Hơn nữa, điều đó chứng minh rằng chính phủ đã đoàn kết vì một sứ mệnh chung và được khuyến khích hợp tác với các doanh nghiệp và người dân trong một cuộc khủng hoảng, từ đó có thể tập hợp các nhà hoạch định chính sách từ các bộ ngành thành một đội ngũ chặt chẽ, xây dựng nhiều mối quan hệ đối tác, bao gồm cả giữa chính phủ và khu vực tư nhân, đã góp phần vào phản ứng hiệu quả trong ngăn chặn sự tác động của COVID.

Nhanh chóng thích nghi với những bất động của thị trường

Thứ hai, theo UNDP, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và sau giai đoạn Chính phủ áp dụng biện pháp giãn cách xã hội. Từ các công ty dệt may đến logistics, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh. Cố gắng tránh những gì tưởng chừng như đổ vỡ không thể tránh khỏi do sự thay đổi nhu cầu của thị trường toàn cầu, thậm chí nhiều công ty Việt Nam đã có thể lật ngược tình thế để duy trì hoạt động.

Đổi mới cơ bản

Cuối cùng, UNDP khẳng định sự bùng phát dịch COVID-19 đã giải phóng sức sáng tạo của con người Việt Nam, thúc đẩy các loại hình đổi mới và xã hội mới. Nó nhấn mạnh sự cần thiết của các phương pháp tiếp cận toàn xã hội trong trường hợp khẩn cấp và đã chứng minh cách thức khai thác khả năng sáng tạo của con người để giải quyết các thách thức xã hội.

Điều này sẽ có ý nghĩa gì cho tương lai?

Những minh chứng thành công về “đổi mới khẩn cấp” này của chính phủ, doanh nghiệp và người dân Việt Nam đã được truyền bá rộng rãi. Sự lãnh đạo và đổi mới đã giúp Việt Nam ngăn chặn thành công đại dịch, nó rất cần thiết để kích thích phục hồi nền kinh tế và cho phép các lực lượng sáng tạo của chính phủ, doanh nghiệp và người dân được diễn ra nhanh chóng đảm bảo đà phát triển sẽ không bị đảo ngược và nhóm người dễ bị tổn thương nhất sẽ không bị bỏ lại phía sau.

Để duy trì động lực và tận dụng các bài học từ cách phản ứng với COVID giúp chuyển “đổi mới toàn diện” từ lý thuyết sang thực hiện. Từ đó, UNDP đã đưa ra câu trả lời cho 3 vấn đề được đặt ra trước đó. Cụ thể:

Thứ nhất, đánh giá cơ chế ứng phó trong “tình trạng khẩn cấp dành cho doanh nghiệp” đã vượt qua những khó khăn trong việc thực hiện các quy định áp dụng trong đại dịch COVID-19. Từ đó tạo ra các quy định “đổi mới toàn diện” giữa ba nhóm được nêu bật ở trên trong giai đoạn hậu Covid-19.

Thứ hai, tạo môi trường rộng mở và các khu vực phi tập trung về mặt địa lý để thử nghiệm các chính sách và quy định mới cũng như hủy bỏ các quy định cũ để tạo điều kiện cho “Quản trị ba chữ A” (Anticipatory, Adaptive and Agile) là (Dự đoán, Thích ứng và Nhanh nhẹn) để phản ứng kịp thời với những tình huống bất ổn trong tương lai.

Thứ ba, thiết lập các tổ chức trung gian khuyến khích sự hợp tác và chuyển giao kiến thức giữa các bên tham gia “hệ sinh thái đổi mới” gồm chính phủ, các doanh nghiệp lớn, các viện nghiên cứu, các nhà đổi mới cấp cơ sở và các doanh nghiệp vừa và nhỏ với tư cách là động lực thúc đẩy phục hồi toàn diện nền kinh tế.

UNDP đang tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường các năng lực chủ chốt này và Chính phủ đóng vai trò là người chỉ đạo trong việc giải quyết các thách thức phát triển phức tạp trong giai đoạn phục hồi hiện nay.

Chính phủ cần phải tìm cách để nhìn vượt ra ngoài “áp lực của hiện tại”, tìm cách dự đoán các rủi ro trong tương lai, đưa sự đổi mới và năng lực phục hồi vào xây dựng tương lai cho nền kinh tế tốt hơn.

Các động lực mới nổi được nêu ở trên là rất quan trọng để thúc đẩy sự phục hồi trong điều kiện “cùng chung sống với đại dịch COVID” và nếu được thể chế hóa và thực thi, thì có thể diễn ra một trạng “bình thường mới” cho sự đổi mới ở Việt Nam, nơi mà không ai bị bỏ lại phía sau.

Bài viết này được viết bởi các tác giả Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam; Ida Uusikyla, Cán bộ Đổi mới của UNDP; và Phan Hoàng Lan, Trưởng ban thăm dò của UNDP.

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều