Tuyển cộng tác viên hay tuyển đồng đội chống phá?
Mới đây, trên facebook của Lê Trung Khoa lại tiếp tục đăng tải thông tin tuyển dụng cộng tác viên là người Việt cho trang báo thoibao.de tiếng Việt ở Đức. Phải chăng, tờ báo này thực sự tuyển dụng cộng tác viên hay là tuyển đồng đội chống phá?
Lê Trung Khoa và bộ mặt thật của Thoibao.de
Lê Trung Khoa sinh năm 1971, quê quán ở Thanh Hóa, có bố là người lao động xuất khẩu tại Ðức, tới những năm 90 của thế kỷ trước, Lê Trung Khoa đến Ðức. Khi mới đến Đức anh ta sống ở một số nơi, chủ yếu buôn bán quần áo, mở cửa hàng tạp hóa nhỏ, bán máy thu tiền, dịch vụ lắp đặt camera an ninh. Chuyển đến Berlin, Lê Trung Khoa đã lập ra và điều hành trang mạng Thoibao.de.
Thời gian đầu, Thoibao.de tự nhận có mục đích cao đẹp kết nối tình cảm, cung cấp thông tin khách quan, trung thực về kinh tế, văn hóa, xã hội tại Việt Nam và Đức nên một tờ báo điện tử trong nước đã ký thỏa thuận hợp tác để trao đổi thông tin với Thoibao.de. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn, tờ báo này buộc phải đơn phương hủy bỏ thỏa thuận, vì nhận thấy Thoibao.de làm báo giả dối, thiếu khách quan, liên tục đăng thông tin tiêu cực, suy diễn, gán ghép, lái vấn đề sang hướng khác, thiếu kiểm chứng, lái vấn đề sang hướng xấu…
Trước đó, tại cuộc thảo luận BBC tổ chức vào ngày 10-7-2017, ông Lương Đình Cường – Tổng Biên tập NgườiViệt.de, một báo mạng của người Việt ở Đức, cho rằng bài báo của thoibao.de “không phải là một bài báo bình thường, mà nó có những tình tiết lẽ ra không phải của báo, mà nó như một truyện ngắn”!
Lê Trung Khoa liên tục bịa đặt, xuyên tạc, dựng chuyện một cách vô liêm sỉ về một số vấn đề liên quan kinh tế, chính trị, văn hóa ở Việt Nam; hùa theo một số người kêu gọi Chính phủ Đức tác động để EU không ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA); bịa đặt, vu cáo, tiến công một số người Việt yêu nước hiện đang sống ở Đức.
Đặc biệt, sự bịa đặt của Lê Trung khoa vô lý đến nỗi chế tài liệu giả để vu khống một người Việt yêu nước ở Ðức từng “giết nhiều lính Mỹ”, năm 1968 từng “ám hại” một số bác sĩ người Ðức làm việc tại bệnh viện Huế,… trong khi năm 1968 người bị Lê Trung Khoa vu khống mới có 14 tuổi, chưa vào quân đội, vẫn sống và đi học ở quê nhà.
Nhận định “Thoibao.de” là một trang tin phản động là có nguyên do của nó. Nhìn vào thành viên hay còn gọi là các “nhà báo” của Thoibao.de chúng ta thấy được những cái tên rất quen thuộc và tiêu biểu trong giới “dân chủ” như: Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Đoan Trang, Lê Nguyễn Hương Trà,…
Tuyển cộng tác viên hay tuyển đồng đội chống phá?
Thực tế, các thủ đoạn bịa đặt, xuyên tạc, nhào nặn, xào xáo, dựng chuyện, vu khống, sử dụng thuyết âm mưu hư cấu ra chuyện giật gân liên quan đến tình hình Việt Nam, liên quan hoạt động của lãnh đạo Ðảng và Nhà nước, đã được các “nhà báo” rởm thể hiện rất rõ trên Thoibao.de.
Chúng tôi vạch trần rõ bộ mặt của Lê Trung Khoa và tờ báo này để người dân Việt Nam nào chưa biết đăng kí ứng tuyển lại vô tình trở thành công cụ giúp những kẻ phản động chống phá. Thực chất, âm mưu của chúng là mở rộng đường dây, tìm thêm những đối tượng chống phá bằng cái mác tuyển cộng tác viên lừa đảo người Việt Nam ‘có nhu cầu tìm việc làm’ bán thời gian trên internet -một trong số những nghề rất ‘nóng’ khi lượng người cần việc làm kiểu này hiện vẫn có nhu cầu rất cao.
Nhìn vào điều kiện tuyển dụng hắn đưa ra ‘khá hấp dẫn với mức tiền lương’ và điều kiện, môi trường làm việc, Thủ đoạn này khá tinh vi, lừa người Việt Nam ‘hám lợi’, ‘cả tin’ rồi ‘đẩy họ vào tình thế’ không thể không trở thành kẻ chống phá. Đây là thủ đoạn lôi kéo người dân tham gia các hoạt động chống phá Nhà nước trên không gian mạng. Vì vậy, cảnh giác là bài học không lúc nào thừa đối với mỗi người dân.
Điều quan trọng là chúng ta cần vạch trần bộ mặt thật và những chiêu trò chống phá để nhân dân hiểu rõ, nêu cao tinh thần cảnh giác, không mắc phải các mưu đồ thâm độc, xảo quyệt của những kẻ phản bội lợi ích của dân tộc.
Để ngăn chặn tình trạng trên, người dân cần nhận diện và nâng cao ý thức cảnh giác. Khi sử dụng mạng xã hội, mỗi người dân phải nắm được bản chất của tổ chức phản động và chiêu trò mà chúng sử dụng. Có như vậy, mới tránh bị lợi dụng, lôi kéo tham gia thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng xây dựng một xã hội ngày càng văn minh, hiện đại.
Hải Anh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả