+
Aa
-
like
comment

Tuyên bố tấn công Lviv, Nga nêu 4 kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân

27/03/2022 16:39

Bộ Quốc phòng Nga ngày 27/3 cho biết đã tấn công các mục tiêu quân sự ở thành phố Lviv, miền Tây Ukraine, bằng tên lửa hành trình chính xác cao. 

Andriy Yermak, cố vấn Tổng thống Ukraine, cho biết hai cuộc không kích nhằm vào thành phố miền tây Lviv, cách biên giới Ba Lan khoảng 60 km, diễn ra cách nhau hai tiếng hôm qua. “Đây là nỗ lực nhằm uy hiếp người dân Ukraine và các nhân viên ngoại giao nước ngoài ở thành phố”, ông nói.

Đòn tấn công tạo ra những cột khói lớn ở trung tâm thành phố, khiến nhiều người dân Lviv đổ ra đường để quan sát. Thống đốc tỉnh Lviv Maksym Kozytsky cho biết cuộc tập kích khiến 5 người bị thương, không có người thiệt mạng.

Cột khói bốc lên từ địa điểm bị không kích tại Lviv, miền tây Ukraine, hôm 26/3. Ảnh: AFP.
Cột khói bốc lên từ địa điểm bị không kích tại Lviv, miền tây Ukraine, hôm 26/3. Ảnh: AFP.

Thị trưởng Lviv Andriy Sadovy nói rằng một kho nhiên liệu đã bốc cháy sau đòn không kích đầu tiên, trong khi đợt thứ hai “gây thiệt hại đáng kể” cho cơ sở quốc phòng trong khu dân cư. “Cuộc tấn công giống như lời chào gửi đến Tổng thống Joe Biden đang thăm Ba Lan”, ông Sadovy nói trong cuộc họp báo trước khi nó bị gián đoạn vì còi báo động phòng không.

Cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine Vadym Denysenko hôm nay nói rằng ngoài kho nhiên liệu, Nga còn bắt đầu phá hủy các trung tâm dự trữ thực phẩm của Ukraine, đồng nghĩa Kiev sẽ phải phân tán các kho dự trữ này trong tương lai gần.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, tên lửa tầm xa được sử dụng để nhắm vào một kho nhiên liệu của lực lượng Ukraine ở gần Lviv, trong khi tên lửa hành trình tấn công nhà máy vốn được sử dụng để sửa chữa hệ thống phòng không, trạm radar và điểm ngắm cho xe tăng, Reuters đưa tin.

“Các lực lượng vũ trang Nga tiếp tục tấn công trong chiến dịch quân sự đặc biệt”, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết trong một tuyên bố.

Cơ quan này cũng đã tung video các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Lviv.

Quan chức ở Lviv, chỉ cách biên giới với Ba Lan 60 km, cho biết nhiều người đã bị thương trong các cuộc tấn công tên lửa.

Nga tan cong Lviv bang ten lua hanh trinh anh 1
Lực lượng cứu hộ Ukraine tại khu vực kho chứa nhiên liệu bị tên lửa hành trình Nga bắn trúng, ở Lviv, ngày 27/3. Ảnh: Reuters.

Nga cũng cho biết đã sử dụng tên lửa tầm xa trên biển để phá hủy kho vũ khí có chứa tên lửa S-300 và hệ thống tên lửa phòng không BUK gần Kyiv, cũng như phá hủy một số máy bay không người lái của Ukraine.

Cùng ngày 27/3, Cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine Vadym Denysenko nói rằng Nga đã bắt đầu phá hủy các kho dự trữ nhiên liệu và lương thực của Ukraine, đồng nghĩa với việc chính phủ sẽ phải phân tán các kho dự trữ này trong tương lai gần.

Nga nêu 4 kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân

Trong cuộc phỏng vấn ngày 26/3, ông Dmitry Medvedev, cựu Tổng thống và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, đã nhắc lại học thuyết hạt nhân của Nga, trong đó có kịch bản Moscow không bị tấn công trước bằng vũ khí hạt nhân.

“Chúng tôi có một tài liệu đặc biệt về răn đe hạt nhân. Tài liệu này chỉ rõ những cơ sở mà căn cứ vào đó, Liên bang Nga được quyền sử dụng vũ khí hạt nhân. Cơ sở đầu tiên là tình huống Nga bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân. Trường hợp thứ hai là bất kỳ loại vũ khí hạt nhân nào khác được sử dụng để chống lại Nga hoặc các đồng minh của Nga”, ông Medvedev cho biết.

“Trường hợp thứ ba là một cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng trọng yếu làm tê liệt các lực lượng răn đe hạt nhân của Nga. Trường hợp thứ tư là khi xuất hiện hành động thù địch nhằm vào Nga và các đồng minh, gây nguy hiểm cho sự tồn vong của đất nước, dù chỉ bằng vũ khí thông thường, chứ chưa bao gồm vũ khí hạt nhân”, ông Medvedev nói thêm.

Theo ông Medvedev, năng lực răn đe hạt nhân của Nga thể hiện “quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước”, để không ai có thể nghi ngờ về việc Nga “sẵn sàng đáp trả thích đáng mọi hành vi xâm phạm đến nền độc lập của đất nước”.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, người đã vắng bóng trong 12 ngày trước khi tái xuất hôm 25/3 và có bài phát biểu trước các tướng lĩnh Nga, cũng nói về mối đe dọa hạt nhân trong kho vũ khí của Nga. Ông Shoigu nhấn mạnh ưu tiên của Nga là các vũ khí tầm xa, vũ khí có khả năng tấn công chính xác cao, thiết bị máy bay, đồng thời Moscow luôn duy trì sự sẵn sàng của lực lượng hạt nhân chiến lược.

Nga hiện có khoảng 6.000 đầu đạn hạt nhân – kho dự trữ vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Lực lượng răn đe của Nga gồm nhiều loại vũ khí chiến lược khác nhau, cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường, có thể sử dụng cho mục đích phòng thủ và tấn công.

Nga nêu 4 kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân - 1
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Dmitry Medvedev (Ảnh: Tass).

Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Mỹ hôm 22/3, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cho biết chính sách an ninh của Nga quy định rằng, Moscow sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu sự tồn vong của đất nước bị đe dọa. Tuyên bố của ông Peskov được đưa ra khi phóng viên liên tục hỏi ông “có tin rằng”, Tổng thống Putin sẽ không quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Trong khi đó, Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc hôm 23/3 cũng đề cập đến khả năng Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị NATO khiêu khích.

Vài ngày sau khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Tổng thống Putin hôm 28/2 tuyên bố đặt các lực lượng hạt nhân chiến lược trong tình trạng báo động cao. Động thái này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân và vấp phải sự chỉ trích của phương Tây.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng, đây là một quyết định “nguy hiểm” và sẽ làm trầm trọng căng thẳng ở Ukraine. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cảnh báo điều đó thể hiện sự leo thang “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Nga kiểm soát thành phố chiến lược gần Kiev, Tổng thống Ukraine nói gì?

Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, ông đã nhận được tin Slavutych – thành phố giáp biên giới Belarus – bị quân đội Nga kiểm soát hôm 26.3.

“Nga sẽ không thể khuất phục thành phố Slavutych”, ông Zelensky phát biểu trong một đoạn video đăng trên mạng xã hội.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo quân đội Nga đã kiểm soát thành phố Slavutych, nơi có vị trí chiến lược gần sông Dnepr, giáp Belarus và chỉ cách Kiev khoảng 150 km về phía bắc.

Theo ông Zelensky, khi quân đội Nga tiến vào Slavutych, họ đã vấp phải “tinh thần kháng cự mạnh mẽ” của người dân thành phố.

“Slavutych là thành phố của tự do”, ông Zelensky tuyên bố.

Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, lực lượng vũ trang nước này ở Slavutych đã chiến đấu kiên cường nhưng vẫn bị quân đội Nga áp đảo. Người dân Slavutych đã xuống đường biểu tình nhằm phản đối quân đội Nga kiểm soát thành phố.

Dân Ukraine biểu tình sau khi quân đội Nga kiểm soát thành phố Slavutych (ảnh: AP)

“Những cuộc biểu tình ở Slavutych chứng minh rằng Ukraine là một quốc gia tràn đầy sức sống”, ông Zelensky nói.

Phóng viên của CNN đưa tin, thị trưởng thành phố Slavutych – ông Yuri Fomichev – bị quân đội Nga tạm giữ hôm 26.3 đã được trả tự do. Ông Fomichev tuyên bố, quân đội Nga có thể rời khỏi Slavutych nếu chính quyền thành phố đáp ứng một số điều kiện.

“Quân đội Nga có thể rời Slavutych nếu lực lượng vũ trang Ukraine trong thành phố cũng làm điều tương tự”, ông Fomichev nói.

Tuy nhiên, sau khi rút khỏi, quân đội Nga vẫn sẽ duy trì một trạm kiểm soát ở Slavutych, ông Fomichev lưu ý.

Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo, hôm 26.3, quân đội Nga tiếp tục tấn công tên lửa vào Lviv, thành phố giáp Ba Lan. Cuộc tấn công được cho là lời cảnh báo NATO trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Biden có cuộc gặp với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba ở thủ đô Warsaw của Ba Lan.

Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, Lviv hiện là nơi cư trú của ít nhất 200.000 người tị nạn Ukraine.

Tùng Anh 

Bài mới
Đọc nhiều