+
Aa
-
like
comment

Tung hô tinh thần tương thân tương ái của nước bạn, nhưng Trung Quốc lại ích kỷ, dửng dưng với chính đồng bào mình!

Bảo Trâm - 10/02/2020 17:27

Trên Bloomberg có một bài báo đầy sự cảm thông và nhân văn với tiêu đề : “Trung Quốc hy sinh một tỉnh để cứu thế giới khỏi Coronavirus”. Cái nhìn của một tờ báo cũng là cái nhìn, sự chia sẻ của thế giới với Trung Quốc. Đầy sự cảm thông, không có sự kỳ thị.

Biểu ngữ “Người đến từ Hồ Bắc đều là trái bom nổ chậm”, kỳ thị người từ vùng dịch tại các tỉnh thành khác của Trung Quốc

Máy bay của Nhật đến Vũ Hán đón công dân về nước , hay những gói hàng viện trợ nhân đạo, bỏ qua những bất đồng trong quá khứ, luôn có dòng chữ nghĩa tình động viên: “Vũ Hán, cố lên!”

Nhưng người Trung Quốc lại không nghĩ thế. Một vài nơi trên đường phố Trung Quốc, người ta giăng những biểu ngữ khổng lồ choáng mặt tiền nhiều tòa nhà: “Người đến từ Hồ Bắc đều là trái bom nổ chậm” (Hồ Bắc hồi lai đích nhân đô thị định thời tạc đạn).

Một biểu ngữ sặc kỳ thị người dân đến từ vùng dịch. Hơn cả sự kỳ thị, đó là sự hắt hủi, ghê sợ, thậm chí xem như như kẻ thù. Ý nghĩa được họ biểu lộ rõ ràng và khẳng khái: nguy cơ hay kẻ thù thì không chỉ tránh xa, cần phải tiêu diệt, không thương xót.

Hồ Bắc, với 60 triệu dân, là tỉnh có thành phố Vũ Hán, nơi khởi phát đại dịch. Thế giới lo lắng, cảm thương, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ. Nhưng đồng hương của họ thì ngược lại.

Cho dù thảm khốc đến mấy, đại dịch rồi cũng sẽ bị ngăn chặn, thảm họa sẽ qua. Nhưng sự tổn thương, đau đớn vì bị hắt hủi sẽ còn đọng lại khó tan trong tâm thức. Người Trung Quốc, vì sự an toàn của chính bản thân, họ sẵn lòng xua đuổi, chà đạp đồng chủng, đồng hương của mình, coi như kẻ thù.

Những biểu ngữ mang ý nghĩa kỳ thị này xuất hiện khắp nơi, xem người dân Vũ Hán là kẻ mang virus chết người.

Di sản tinh thần sau đại dịch ở nơi không khởi phát đại dịch là sự ích kỷ, thậm chí tàn ác, man rợ. Đó là một di sản đáng xấu hổ và lên án.

Tiếp tay cho tinh thần khốn khổ ấy lan rộng là chính phủ Trung Quốc. Ngay từ đầu, họ đã tìm cách giấu nhẹm, rồi bưng bít thông tin đại dịch. Trung Quốc chỉ thừa nhận, kêu cứu với thế giới khi tình hình tồi tệ vượt ngoài khả năng kiểm soát, không thể cứu vãn.

Chính điều này đã thổi bùng cơn giận dữ ích kỷ, nỗi sợ hãi của người dân Trung Quốc ở ngoài Vũ Hán, ngoài Hồ Bắc, khiến họ ngoảnh mặt; suy nghĩ của con người, của chung xã hội trở nên bất cận nhân tình. Nhưng họ lại quên rằn, nơi đó từng có những người, vì lương tri, đã lên tiếng đánh động cho thế giới biết rõ nguy cơ, đã và đang vắt kiệt sức mình, thậm chí hy sinh bản thân để góp phần chặn đứng một thảm họa.

Chỉ những điều nhỏ nhoi tron mùa dịch cũng khiến thế giới khó có thể tin và chờ “quan hệ hữu nghị” thật sự ở một nơi như thế. Nơi xem tình người rẻ mạt hơn cả lợi ích cá nhân!

Bảo Trâm (Theo Nguyễn Hoàng)

Bài mới
Đọc nhiều