+
Aa
-
like
comment

Từ vụ việc con bạo hành mẹ già, bài học về sự thiếu gắn kết gia đình

15/09/2020 22:30

Thời gian vừa qua dư luận rất bức xúc về vụ việc người con bạo hành mẹ của mình, câu chuyện này như hồi chuông cảnh tỉnh những người trẻ.

Hình ảnh người phụ nữ bạo hành mẹ của mình gây bức xúc trong dư luận /// Ảnh chụp màn hình
Hình ảnh người phụ nữ bạo hành mẹ của mình gây bức xúc trong dư luận

Trước việc người con bạo hành mẹ của mình, thạc sĩ tâm lý học Võ Minh Thành, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP. HCM, cho rằng việc giáo dục con cái từ nhỏ rất quan trọng, phụ huynh phải cho con thấy được trách nhiệm, và cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ.

Lắng nghe từ những điều nhỏ nhất

“Theo góc độ giáo dục và hình thành giá trị đạo đức thì việc gì cũng nên xem xét từ hai phía. Để hình thành được được phẩm chất ở một con người, phải cần một quá trình. Ngay từ khi còn còn nhỏ, các bậc phụ huynh phải có cách giáo dục đúng đắn. Phụ huynh phải cho con cái thấy được trách nhiệm, và cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ”, ông Thành nhắn nhủ.

Theo ông Thành, mẫu số chung của những câu chuyện đáng tiếc là vấn đề thiếu gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Do áp lực từ cuộc sống nên ba mẹ thường không dành nhiều thời gian cho con trẻ hoặc ngược lại, cha mẹ thể hiện tình cảm một cách thái quá, vô tình trở thành áp lực. Nhất là trong độ tuổi vị thành niên, tâm sinh lý của bạn trẻ có nhiều biến động. “Yêu thương, quan tâm, chia sẻ với con cái hơn trong độ tuổi vị thành niên là điều quan trọng nhưng để làm được thì ba mẹ phải biết lắng nghe từ những điều nhỏ nhất. Ví dụ như câu chuyện giận nhau thời tiểu học tưởng chừng như chẳng là gì với người lớn nhưng đối với những đứa bé là cả một thế giới. Chính sự lắng nghe tạo cho trẻ lòng tin với ba mẹ ngay từ nhỏ sẽ khiến trẻ dễ chia sẻ và chấp nhận đồng hành với phụ huynh, giải quyết những mâu thuẫn” ông Thành cho biết.

Cần hiểu rộng nghĩa của chữ “Hiếu”

Do ảnh hưởng của truyền thống văn hóa Á Đông nên người Việt rất coi trọng chữ “Hiếu” nhưng cốt lõi của vấn đề này, theo ông Thành, đó chính là sự trưởng thành thật sự của những người con trong gia đình.

Đối với thực tế của cuộc sống hiện nay cần hiểu rộng nghĩa của chữ “Hiếu” không đơn thuần là việc “ba mẹ nuôi mình thì mình phải nuôi lại” mà đó là sự kính trọng, quan tâm cả về vật chất và tinh thần. Sự gắn kết và thấu hiểu dù cho người con không trực tiếp phụng dưỡng ba mẹ cũng có giá trị hơn là việc xem chữ “Hiếu” như một nghĩa vụ. 

“Việc làm một tấm gương tốt cho con trẻ cũng là điều rất quan trọng ví dụ như cách mà ba mẹ đối xử với ông bà trong gia đình như thế nào thì rất có thể sau này con cái sẽ đối xử giống y như vậy”, ông Thành nói thêm.

Theo ông Thành, trong gia đình đừng bao giờ đối xử thiên vị, đặc biệt những gia đình nhiều con thường có xu hướng cưng chiều “con út” khiến cho những đứa trẻ còn lại cảm thấy thiếu đi sự quan tâm của ba mẹ. Hoặc trong gia đình có con trai và con gái thì những phụ huynh thường tập trung quan tâm đến người con trai hơn khi đây là những ảnh hưởng từ truyền thống xưa của việc “trọng nam khinh nữ”.

Gắn kết bằng tình yêu thương, chia sẻ
Ông Thành cho rằng những người trẻ khi đứng trước những mâu thuẫn với các thành viên trong gia đình thì cách tốt nhất là ngồi lại và chia sẻ thẳng thắn, ba mẹ cùng con cái lắng nghe nhau.

Từ vụ việc con bạo hành mẹ già, bài học về sự thiếu gắn kết gia đình - ảnh 1
Để xoa dịu những bất hòa, chỉ có thể là sự yêu thương, chia sẻ

Nguyễn Bảo Anh, 21 tuổi, sinh viên Trường đại học Sư phạm TP.HCM, chia sẻ: “Mình và ba mẹ giống như những người bạn với nhau hơn, mình gọi điện hỏi thăm, chia sẻ với ba mẹ mỗi ngày, tạo cho họ cảm giác được thân thuộc, gần gũi mặc dù mình không ở gần ba mẹ. Mình tin đây là một cách rất tốt để kết nối giữa những người thân trong gia đình với nhau.”

Nói về vụ việc con bạo hành mẹ già, Nguyễn Văn Âu, sinh viên tâm lý học Trường đại học Sư phạm TP.HCM, chia sẻ: “Tôi nghĩ trong mối quan hệ gia đình luôn có những bất hòa nhưng làm sao để xoa dịu điều đó thì chỉ có thể là sự gắn kết, yêu thương, chia sẻ của các thành viên trong gia đình với nhau. Hãy sống chậm lại với những yêu thương đong đầy để xây dựng một gia đình chan hòa và hạnh phúc”.

PV/TN

Bài mới
Đọc nhiều