+
Aa
-
like
comment

Từ vụ bắt giữ Trịnh Văn Quyết: Cần mạnh tay với hành vi thao túng thị trường

Huy Hoàng - 01/04/2022 07:54

Thông tin Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết chính thức bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan đến vụ việc bán chui cổ phiếu đã làm thị trường chứng khoán được một phen dậy sóng. Hành vi thao túng thị trường, đẩy giá sốt ảo thực cũng chẳng phải chuyện hiếm thấy. Hành vi này diễn ra rất nhiều trên thị trường chứng khoán, giao dịch đất đai, … và nó sẽ gây ra tác động lớn đến mức nào vào nền kinh tế cũng như chính trị ở Việt Nam?

Một dự án bị bỏ hoang của FLC

Nạn thao túng thị trường sẽ tàn phá đất nước như thế nào?

Tác động trực tiếp: Thị trường chứng khoán Việt Nam – kênh huy động vốn của doanh nghiệp sẽ thoái trào

Thị trường chứng khoán ra đời là nhằm để tạo một sân chơi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Doanh nghiệp được lợi ở chỗ là huy động được vốn, từ đó có tiền đầu tư vào sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm. Còn các nhà đầu tư thì nhận được lợi tức từ cổ phiếu, trái phiếu từ doanh nghiệp. Do đó, nếu để mặc cho các cá nhân trực lợi, tạo cơn sốt giá ảo khiến các nhà đầu tư mất tiền, thì hệ quả niềm tin sẽ bị rạn nứt, các doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng sẽ mất đi nguồn vốn huy động từ xã hội. Bởi không ai lại dám xuống tay bỏ tiền vào thị trường, khi ở đó nhan nhản những hành vi thao túng giá.

Nếu Chính phủ không vào cuộc, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đầy rẫy những kẻ làm ăn bất chính, các doanh nghiệp cũng chẳng thể huy động nguồn lực để đầu tư phát triển. Không có các doanh nghiệp tầm cỡ, Việt Nam vẫn sẽ mãi đi sau thế giới. Do đó mạnh tay với FLC, chính là cách chính phủ trả lại “một sân chơi đúng nghĩa” cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, cũng như cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đặt niềm tin vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhìn từ vụ FLC, sự việc tương tự cũng sẽ dễ dàng xảy ra ở các thị trường khác. Những thị trường giao dịch nhà đất, giao dịch tiền kỹ thuật số, vàng, xăng dầu, … đều là mảnh đất màu mỡ cho các cá nhân trục lợi. Và trong số các thị trường giao dịch hiện nay, sốt đất chính là một căn bệnh độc hại nhất với nền kinh tế Việt Nam. Vụ sốt đất ảo ở Thủ Thiêm cùng rất nhiều tỉnh thành khác đang ngày càng đẩy giá đất lên đến ngưỡng không thể chấp nhận nổi. Giá đất đã leo thang và vượt quá giá trị thực tế của nó. Nếu đất đai cứ giữ đà tăng phi mã này, hệ quả người dân sẽ không có nhà để ở, họ sẽ phải chen nhau trong những căn hộ nhỏ bé, chật chội nóng bức.

Khi nghĩ về tương lai, dù có lao động cả một đời cũng chẳng thể mua nổi một căn nhà, sẽ khiến giới trẻ chẳng còn động lực để phấn đấu. Và hiển nhiên họ cũng chẳng thiết tha lập gia đình và sinh con cái. Tương lai đất nước sẽ rơi vào vực thẳm khi nền kinh tế chưa giàu mà phần lớn người dân đã già; còn quỹ lương hưu, bảo hiểm xã hội sẽ đổ vỡ hàng loạt do không còn nhân lực trẻ đóng góp.

Không chỉ có vậy, nạn thao túng thị trường đất đai còn phi nông nghiệp các mảnh đất dùng để trồng trọt. Nông dân mất đất, an ninh lương thực sẽ mồi lửa thêu đốt cả xã hội. Và giá đất tăng cao, các doanh nghiệp cũng không còn đất giá rẻ để xây dựng nhà máy, hàng hóa sản xuất ra sẽ được bán với cái giá trên trời, đời sống người dân cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tóm lại, việc đẩy giá lên cao và thu lời bất chính, dù là ở thị trường nào cũng rất dễ gây hại đến xã hội. Mỗi một thị trường có một đặc thù riêng, do đó, tác động nặng nhẹ sẽ khác nhau. Nhưng sau cùng, cái giá phải trả sau đó là tình trạng giàu nghèo ngày một trở nên rõ rệt, đời sống bí bách, sự bất bình và tức giận trong xã hội sẽ bị đẩy thành leo thang, cách mạng màu sẽ bùng nổ và làm đổ vỡ thành tựu chấn hưng nền kinh tế của Việt Nam.

Siết chặt hành vi trục lợi là điều phải làm để nền kinh tế phát triển

Với “thị trường tài chính” như chứng khoán, tiền số,… đây là những thị trường không hề sinh ra thêm của cải vật chất cho chúng ta. Nó không phải là thị trường sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Thị trường tài chính chỉ nên là kênh huy động tiền nhãn rỗi trong dân để dùng cho việc sản xuất. Do đó, nếu để các hành vi thao túng thị trường không được kiểm soát, hệ quả là tiền của xã hội sẽ chảy hết về túi của một nhóm người. Một bộ phận tài phiệt sẽ nhanh chóng trở nên giàu có và tiếp tục thực hiện các hành vi thao túng thị trường theo ý mình.

Sau sự việc của FLC, tính minh bạch và thượng tôn pháp luật đã được nêu cao trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thị trường khác cần được pháp luật can thiệp.

Việt Nam phải nắm được công nghệ lõi trong sản xuất. Từ đó mới có thể cho ra đời những sản phẩm xứng tầm với thế giới. Việt Nam không thể mãi là cái nhà máy gia công đơn thuần, xuất khẩu hàng hóa. nguyên liệu thô với cái giá rẻ bèo. Chúng ta rồi phải bước tiếp để làm chủ công nghệ lõi và sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, bán với giá cao.

Nhưng để làm được điều này, Việt Nam cần phải có những doanh nghiệp tầm cỡ, những trường đại học danh giá, những khu nghiên cứu công nghệ cao, … Do đó, càng không thể để hành vi thao túng thị trường được tồn tại, số tiền nhãn rỗi của dân phải được dùng để doanh nghiệp làm ăn chân chín huy động vốn, dùng vào sản xuất, đào tạo nhân tài và nghiên cứu các công nghệ mới cho quốc gia.

Nhìn lại, qua vụ việc của Chủ tịch Tập đoàn FLC, có thể thấy, chính phủ càng mạnh tay với hành vi thao túng thị trường chừng nào, nền kinh tế sẽ càng được khởi sắc chừng nấy.

Huy Hoàng

Bài mới
Đọc nhiều