+
Aa
-
like
comment

Từ làn sóng từ chức của EU trong thời kỳ “bão giá”

Minh Thanh - 18/09/2022 17:58

Trong những tháng cuối năm 2022, các nước châu Âu phải đối mặt với hàng loạt khó khăn mới. Từ việc không đủ khí đốt cho mùa đông lạnh giá sắp tới, cho đến “làn sóng từ chức” đang ngày càng dâng cao của các nước thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Nga là nguồn cung khí đốt quan trọng của châu Âu

Vào ngày 14/9, nữ Thủ tướng đầu tiên của Thụy Điển Magdalena Andersson tuyên bố sẽ từ chức. Trước Thụy Điển thì Thủ tướng Italia Mario Draghi cũng đệ đơn từ chức. Ông Draghi mặc dù đã giành được chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Thượng viện với 95 phiếu ủng hộ. Thế nhưng, ông lại bị các thành viên trong Đảng Phong trào 5 sao (M5S) tẩy chay vì những chính sách quản lý bất ổn trong suốt thời gian qua khiến cho Italia rơi vào khủng hoảng và tỷ lệ lạm phát tăng cao.

Một thành viên lãnh đạo cấp cao khác thuộc khối EU là Thủ tướng Boris Johnson của Vương quốc Anh cũng đã từ chức vào ngày 7/7. Sự kiện này được đánh giá là một biến cố lớn của nước Anh chỉ xếp sau sự kiện nữ hoàng Elizabeth II “băng hà” vào ngày 8/9 vừa qua. Theo các chuyên gia nhận định, nguyên nhân sâu xa khiến ông Johnson phải rời vị trí Thủ tướng là do tình hình lạm phát đang ngày càng tăng cao ở Anh. Hàng loạt cuộc biểu tình đòi tăng lương, đình công của nhân viên nổi lên ở khắp nơi. Vật giá tăng chóng mặt khiến uy tín của ông và Đảng Bảo thủ lao dốc không phanh.

Như vậy chỉ trong 2 tháng vừa qua, đã có đến 3 vị lãnh đạo cấp cao của EU từ chức và tất cả đều dường như đều có liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Trước đó, kể từ tháng 4/2022 khi Nga phát động cuộc chiến tại Ukraine, EU đã cho thấy sự ủng hộ đối với Tổng thống Zelensky bằng cách đưa ra hàng loạt các biện pháp cấm vận kinh tế của Nga. Nhưng kể từ khi mất đi nguồn nhiên liệu và khí đốt dồi dào từ Nga, châu Âu bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng, giá xăng dầu liên tục chạm đỉnh kéo theo đó là nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm cũng tăng cao. Rõ ràng, chất lượng cuộc sống của người dân châu Âu đang bị “hy sinh” bởi chính các lệnh trừng phạt mà lãnh đạo của họ áp lên Nga.

Cuộc sống người dân EU gặp khó khăn khi lạm phát tăng cao từ các lệnh trừng phạt

Liên minh EU hiện có 27 quốc gia thành viên bao gồm cả Thụy Điển, Italia và Anh. Có thể thấy rằng, chính việc phụ thuộc vào đường lối chính sách của EU đã khiến cho những vị lãnh đạo cấp cao như Magdalena Andersson, Mario Draghi, Boris Johnson không được lòng dân và buộc phải từ bỏ vị trí của mình.

Thế giới đang dần bước vào những tháng cuối cùng của năm 2022, mùa đông đã tới khiến người dân châu Âu càng thêm lo lắng khi mà nguồn cung khí đốt vẫn còn rất hạn chế và giá thành thì lại tăng cao. Tỷ lệ lạm phát chạm đỉnh kéo theo đó là sự tín nhiệm của người dân đối với các nhà lãnh đạo EU ngày càng suy giảm. Và liệu sẽ còn bao nhiêu quan chức EU nữa phải từ chức vì mùa đông sắp tới?

Minh Thanh

Bài mới
Đọc nhiều