+
Aa
-
like
comment

Từ cô gái vui vẻ được… cách ly: “Vén màn” cách ly kiểm dịch Covid-19

29/02/2020 19:00

Thùy Dung, du học sinh về từ Hàn Quốc gây sốt cộng đồng mạng với thái độ vui vẻ trong những ngày cách ly và cho cộng đồng thấy được những gì thực sự diễn ra bên trong các khu cách ly tập trung ở TP HCM.

Sau khi về Việt Nam tối 26/2, Thùy Dung, một nữ du học sinh từ Seoul (Hàn Quốc), đã không ngừng cập nhật các status trên Facebook về cuộc sống tại khu cách ly tập trung của quận 3 (TP HCM). Qua lăng kính của cô, cách ly không phải “bị nhốt” mà gần như… đi nghỉ dưỡng.

Tu “hotgirl” vui ve duoc… cach ly: “Ven man” cach ly kiem dich Covid-19
Thùy Dung luôn vui vẻ khi được cách ly – ảnh: Facebook Thuy Dung.

“Năng lượng tích cực”

“Phòng sạch sẽ, có tivi và wifi, phòng vệ sinh bên trong, ngày được 3 bữa cơm và vẫn có thể gọi Now, Grabfood…” “Người Sài Gòn vốn dễ thương thế này hay số mình hên mà ai ai xung quanh cũng cưng xỉu. Nhân viên y tế quan tâm chăm sóc nhã nhặn chu đáo, sáng để sẵn quần áo bệnh nhân ngoài cửa cho thay, một câu chị, hai câu bé” – cô gái 28 tuổi, nhà ở Hà Nội, viết.

Thùy Dung cũng không quên nhắn nhủ: “Các bạn đừng vì một chút thoải mái của bản thân mà khai dối hay cố tình trốn và phản đối việc cách ly nhé, hãy vì bản thân, gia đình và cộng đồng!”. Thậm chí sau 1 ngày bị cách ly, Dung còn cảm thấy biết ơn và muốn làm gì đó có ích bằng cách… nhờ người nhà gửi dụng cụ để cô… cọ nhà vệ sinh.

Tu “hotgirl” vui ve duoc… cach ly: “Ven man” cach ly kiem dich Covid-19-Hinh-2
Hình ảnh khu cách ly và suất cơm được cô gái trẻ chụp lại – ảnh: Facebook Thuy Dung.

Các status của Thùy Dung nhanh chóng gây sốt cộng đồng mạng, với đa số các ý kiến ủng hộ. “Đọc status bạn này cảm thấy được nạp nhiều năng lượng tích cực hơn để phòng con corona” – anh H.P. (TP HCM) viết và chia sẻ những hình ảnh của cô gái. Trong khi facebooker Nguyễn Ngọc Anh bình luận: “Lạc quan vui vẻ thế là yên tâm rồi, hãy coi là trải nghiệm mà ko phải ai cũng có được”.

Người được cách ly không phải bệnh nhân

Ngoài những người ủng hộ, Thùy Dung cũng phải đón nhận một số ý kiến tỏ ra nghi ngờ về bức tranh khu cách ly mà cô đã mô tả. Tuy nhiên, theo các nhân viên y tế trong ngành, đó thực sự là những gì đang diễn ra tại hệ thống cách ly kiểm dịch của Việt Nam.

“Lấy ví dụ tại Bệnh viện dã chiến ở Củ Chi (TP HCM) người chịu cách ly được bố trí giường riêng và cách nhau hơn 2 m là khoảng cách an toàn trong bệnh Covid-19, sử dụng khẩu trang. Họ vẫn tự do liên lạc bằng điện thoại, Internet với người thân, bạn bè, giải trí… Hiện bệnh viện có đường truyền Internet tốc độ cao, nhưng chúng tôi còn dự định lắp thêm để mạng nhanh hơn khi có nhiều người cùng xem phim. Cuộc sống cũng giống như bạn đi du lịch và nghỉ ngơi trong nhà nghỉ, khách sạn, chỉ khác một điều là tạm thời không được ra ngoài hay tiếp xúc trực tiếp với người thân. Về ăn uống thì người được cách ly hay nhân viên y tế ăn như nhau, chính tôi cũng ăn một suất cơm giống vậy trong những ngày đến đó công tác” – TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, cho biết.

Tu “hotgirl” vui ve duoc… cach ly: “Ven man” cach ly kiem dich Covid-19-Hinh-3
Suất cơm tại Bệnh viện dã chiến ở Củ Chi, dành cho cả nhân viên y tế và bệnh nhân – ảnh: Facebook Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu.

Tiến sĩ Vĩnh Châu cũng nhấn mạnh cho đến thời điểm hiện tại ở TP HCM, trong số hàng ngàn người đã, đang được cách ly kiểm dịch do vừa về từ vùng dịch tễ, chưa hề có người bệnh. Việc cách ly số người nhiều gấp hàng trăm, hàng ngàn người số bệnh thật như Việt Nam và một số quốc gia khác đang làm là để ngăn chặn những nguy cơ dù nhỏ nhất. Con số bệnh thực ở Việt Nam vẫn là 16. Vì vậy, không có gì phải lo lắng khi thấy quá nhiều người được cách ly kiểm dịch. Tất cả chỉ để bảo đảm rằng, nếu chẳng may có người mang bệnh từ vùng dịch về, thì họ sẽ chỉ phát bệnh tại nơi cách ly, không lây cho cộng đồng.

“Họ đang hy sinh cho chúng ta”

Theo TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, không những không nên kỳ thị những người đang chịu sự cách ly mà chúng ta nên cảm ơn họ. Cho dù cố gắng cho họ điều kiện sống tốt nhất có thể, chắc chắn việc cách ly vẫn là bất tiện cho họ. Cái lợi của người được cách ly kiểm dịch không lớn, mà lớn ở cái lợi cho gia đình họ và cộng đồng, bao gồm chính chúng ta. Họ đang hy sinh cho chúng ta được an toàn hơn.

Kỳ thị người Trung Quốc, người Hàn Quốc ngoài cộng đồng cũng không đúng, vì nếu họ đã sống ở Việt Nam từ vài tháng trước thì chẳng có nguy cơ gì cả. Còn những ai đã đi qua vùng dịch, cho dù có phải công dân Trung Quốc, Hàn Quốc hay chỉ là du khách từ nước khác, đều sẽ được cách ly kiểm dịch. Khi kết thúc 14 ngày cách ly, họ chắc chắn là người khỏe mạnh.

Anh Thư/Nld

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều