+
Aa
-
like
comment

Tự hào Hà Nội 66 năm xây dựng và phát triển

Đỗ Mạnh - 01/10/2020 17:44

66 năm so với cuộc đời của một con người là dài, nhưng so với lịch sử phát triển của một đất nước, một Thủ đô thì phải nói là quá ngăn và càng cảm thấy ngắn hơn với 66 năm vừa kiên cường chống giặc ngoại xâm vừa xây dựng phát triển.

Hình ảnh Hà Nội văn minh hiện đại nhìn từ trên cao

Nói là 66 năm nhưng trên thực tế Hà Nội và đất nước chúng ta chỉ có vẻn vẹn 40 năm xây dựng và phát triển trong hòa bình (kể từ năm 1980 sau khi cuộc chiến biên giới phía bắc). Nếu đem hình ảnh của Hà Nội năm 1954 so với hình ảnh Hà Nội ngày nay, những người chưa có dịp trở về chắc không thể nhận ra một Hà Nội thay đổi đến chóng mặt.  Trong suốt chiều dài phát triển của Thủ đô, Hà Nội đã cùng với đất nước trải qua những bước thăng trầm đáng nhớ. Suốt hơn một thế kỉ sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người dân Việt Nam, người dân Hà Nội chưa bao giờ được ăn đủ no, được mặc đủ ấm chứ nói gì đến chuyện xây dựng phát triển. Nhân dân là những chủ nhân đất nước mà bị biến thành những kẻ làm thuê, cuốc mướn cho bọn ngoại bang. Đất nước chìm trong nghèo đói và lúc nào cũng sặc mùi khói súng. Tháng 10/1954 sau những tháng năm trường kì kháng chiến, những chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam hừng hực khí thế kéo về giải phóng Thủ đô,  buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Giơ Ne Vơ mang lại hòa bình cho một nửa đất nước trong đó có thủ đô Hà Nội.  Hà Nội được giải phóng nhưng không bình yên, nhân dân thủ đô lại một lần nữa cùng nhân dân cả nước bước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, một trong những cuộc chiến tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Trong cuộc chiến đó Thủ đô Hà Nội từ năm 1964 đến năm 1972 đã gánh chịu hàng nghìn tấn bom đạn do giặc Mỹ trút xuống. Thủ đô như một bãi chiến trường, trường học, bệnh viện bị tàn phá. Cuộc sống thời chiến mỗi nhà một sổ gạo, mỗi nhà một sổ mua lương thực chất đốt. Người dân Hà Nội hàng ngày vừa lo sản xuất vừa lăm lăm tay súng chống trả những đợt oanh kích của phản lực Mỹ. Sự kiên cường của người Hà Nội của người dân Việt Nam đã làm nên một Điện Biên phủ trên không buộc đé quốc Mỹ phải kí hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh phá hoại miền bắc tạo tiền đề cho cuộc nổi dậy giải phóng miền nam thống nhất đất nước mùa xuân năm 1975.

Hình ảnh phố phường Hà Nội rợp cờ hoa chào mừng đại hội Đảng bộ thành phố

Sau 1975 Hà Nội như Phù Đổng Thiên Vương vươn mình đừng dậy. Công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh tuy gặp rất nhiều khó khăn và thù hận nhưng cũng hừng hực khí thế. Những trường học, những bệnh viện được khôi phục lại và qua thời gian bình minh đã dần trở lại với Thủ đô. Chính sách giá+lương+tiền bước đột phá đầu tiên của Đảng, nhà nước đã làm thay đổi tư duy bao cấp của người Hà Nội. Dân thủ đô đã nhanh chóng chủ động trong tiếp thu cái mới, tự cứu mình trước khi trời cứu và Thủ đô thực sự đã chuyển mình để thay đổi.

Liên tục trong nhiều năm kinh tế Thủ đô liên tục tăng trưởng khá nam sau cao hơn năm trước. Theo số liệu thông kê gần đây tính đến cuối năm 2018, kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển toàn diện, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,65% và duy trì năm sau tăng hơn năm trước. GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 4.080 USD/người. Tổng thu ngân sách của Thành phố năm 2018 đạt 238,8 nghìn tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2019, kinh tế Thủ đô vẫn duy trì mức tăng trưởng so với cùng kỳ. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 6,99%. Thu ngân sách đạt 68.100 tỷ đồng, tăng 30,3%. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng 10,5%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 3,96%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Du lịch tiếp tục là ngành mũi nhọn.

Giá trị gia tăng công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 9,1%. Ngành xây dựng phát triển sôi động, giá trị tăng thêm trung bình 12,45%/năm. Sản xuất phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm sạch, chất lượng cao. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh liên tục tăng.

Năm 2020 do tình hình dịch cúm lây lan trên toàn thế giới, cả thế giới bước vào cuộc khủng hoảng tồi tệ  nhất trong lịch sử phát triển. Tuy nhiên Hà Nội và Việt Nam lại một lần nữa chứng minh cho thế giới biết thế nào là tinh thần Việt Nam. Việt Nam đã liên tiếp ngăn chặn các đợt dịch một cách hiệu quả và thực hiện tốt nhiệm vụ kép vừa bảo đảm an toàn chống dịch vừa xây dựng phát triển kinh tế được cả thế giới nể phục. Hà Nội trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước mặc dù bị rung lắc mạnh bởi tác động của dịch , song hà Nội không những đứng vững mà tiếp tục phát triển một cách vững chắc.

Tháng 10 năm 2020 trong tiết trời mùa thu dịu mát, đi giữa lòng thành phố trên những con đường thênh thang rợp bóng mát ngắm những khu nhà cao tầng kiêu hãnh vươn lên trời cao, nhìn những dòng xe cộ tấp nập qua lại trên đường phố. Trong lòng chúng ta cảm thấy tự hào về Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến. Giờ đây Hà Nội không còn bé nhỏ và nghèo nàn như một thủa xa xưa nữa, Hà Nội giờ đây là niềm tin, là hy vọng không những của nhân dân Thủ đô mà là niềm tự hào của người dân Việt Nam. 66 năm trôi qua đi lên từ gian khó Hà Nội ngày nay Hà Nôi đã vươn mình đứng dây và kiêu hãnh vươn ra thế giới.

Là người dân thủ đô, người chứng kiến qua trình phát triển của Thủ đô chúng ta tự hào về Hà Nội, tự hào về sự phát triển của đất nước. Vì vậy với mong muốn  Thủ đô ngày càng phát triển và là biểu tượng cho đất nước vì hòa bình. Mỗi người dân Thủ đô, mỗi người dân Việt Nam hãy nối vòng tay lớn, hãy nuôi trong mình khát vọng xây dựng một Việt Nam hung cường, một thủ đô văn minh để bù lại cho dân cho đất nước những gì chúng ta đã bị các cuộc chiến tranh lấy đi, và báo đáp công lao của biết bao nhiêu thế hệ đã hy sinh sức lực, trí tuệ, xương máu để có được một Thủ đô Hà Nội như ngày hôm nay.

Đỗ Mạnh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều