+
Aa
-
like
comment

Tự do tôn giáo ở Việt Nam – Điều không thể phủ nhận

Diệu Hương - 03/09/2020 17:28

Lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam là một trong những âm mưu xuyên suốt của các thế lực thù địch với Nhà nước Việt Nam. Để thực hiện âm mưu đó họ đã tìm mọi cách để dựng chuyện, xuyên tạc về tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.

Việt Nam bị xếp hạng không có dự do tôn giáo, đó là báo cáo thường niên của tổ chức Freedom House hay còn gọi là nhà tự do được thành lập vào năm 1941 tại Mỹ. Báo cáo này được lặp đi lặp lại trong nhiều năm tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Bất chấp hiện thực tích cực đang thay đổi ngay từng ngày trên mỗi quốc gia. Đây là một báo cáo thiếu khách quan, thiếu trung thực, không đúng trên phương diện đảm bảo quyền con người của nhân dân Việt Nam.

Dù các thế lực có nói kiểu gì, thì họ cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng: Việt Nam là một nước luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo. Điều này được thể hiện ngay trong đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn.

Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, đời sống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam đã có nhiều đổi thay và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được đảm bảo hơn và tốt đẹp hơn. Theo con số thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng. Đời sống sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam rất phong phú với hơn 8 nghìn lễ hội tín ngưỡng, thể hiện một niềm tin có hệ thống mà con người tin vào thế giới bình yên, đồng thời khẳng định giá trị cuộc sống bền vững. Việc đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo được khẳng định tại Điều 24 Chương II Hiến pháp năm 2013: “(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; (2) Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; (3) Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Các tôn giáo ở Việt Nam chung sống hòa hợp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tính đến ngày 1/6/2020 có 38 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân và 5 tổ chức được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo. Hiện Việt Nam có hơn 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo.

Phải khẳng định sự tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc thiểu số được đảm bảo. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã triển khai xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khơ me tại Thành phố Cần Thơ. Tại các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước, 33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin Lành đang sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1300 điểm nhóm. Tính đến hết ngày 1/6/2020, tại Tây Bắc 693 điểm nhóm Tin Lành và 8 hội thánh cơ sở đã được thành lập. Ngoài ra địa phương còn có nhiều điểm nhóm đăng ký hoạt động tập trung của các dân tộc thiếu số như Hội liên hiệp Báp – tít Việt Nam, Liên đoàn Truyền giáo phúc âm Việt Nam… Nhà nước cũng hỗ trợ trùng tu cơ sở tôn giáo cho người Chăm.

Trong thực tế đã có những chức sắc tôn giáo đã lợi dụng chính sách nhân văn của Nhà nước Việt Nam về tự do tôn giáo để gây nên những hoạt động trái phép vi phạm luật pháp Việt Nam.

Năm 2018, Linh mục Đặng Hữu Nam đã có một số hoạt động chống phá mà như ý kiến của Luật sư Nguyễn Trọng Hải, trưởng Văn phòng luật sư Trọng Hải và cộng sự thì có dấu hiệu cấu thành tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 88 Bộ Luật Hình sự năm 1999 và theo khoản 5 Điều 6 Luật Trẻ em, Linh mục này còn có hành vi sử dụng, dủ dê, xúi dục, kích động, lôi kéo, dụ dỗ, éo buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. Việc Linh mục Đặng Hữu Nam kêu gọi giáo dân biểu tình chống lại Đảng và Nhà nước Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến sự bình yên của xã hội và cần phải xử lý theo luật pháp và cũng để rút ra bài học cho mỗi người theo công giáo “sống tốt đời, đẹp đạo” chứ khôn phải là đàn áp tôn giáo mà các tổ chức quốc tế vu khống, bôi nhọ đất nước Việt Nam.

Năm 2019, khi vừa có tin 39 người Việt tử vong và báo chí chỉ mới có vài thông tin đề cập đến chuyện đưa các thi hài về nước thì chính Đặng Hữu Nam là người đầu tiên lớn tiếng xuyên tạc, bôi nhọ đất nước với giọng điệu phản động quen thuộc khi đổ vấy nguyên nhân là do vụ ô nhiễm do nhà máy Formosa gây ra đã đẩy người dân Nghệ – Tĩnh vào tình trạng nghèo khổ, mất kế sinh nhai, buộc phải trốn đi lao động ở nước ngoài, rằng chế độ này đã gây ra điều đó và Nhà nước phải chịu trách nhiệm về cái chết của 39 người này… Hơn nữa, thông tin nước Anh sẽ chi trả toàn bộ chi phí cho việc đưa thi hài 39 nạn nhân về nước và Đại sứ quán Việt Nam tại Anh đã “hợp tác” với cảnh sát để ăn tiền trên “những xác chết” cùng hàng loạt những thông tin bịa đặt hòng kích động người dân.

Có thể khẳng định sự tự do tôn giáo ở Việt Nam là một điều bất biến. Đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng là quyền của mỗi công dân Việt Nam được Nhà nước Việt Nam bảo hộ. Các tôn giáo ở Việt Nam hôm nay, đã và đang trở thành một bộ phận không thể thiếu trong xã hội, góp phần chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam.

Chính sự tự do bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo của Việt Nam đã tạo nên một môi trường ấm áp, thân thiện, hữu nghị để chào đón bạn bè quốc tế từ khắp 5 châu. Đó là một sự thật mà không một thế lực nào có thể bôi nhọ, xóa bỏ hay phủ nhận nó.

Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào được sống trong một quốc gia tự do tôn giáo. Để có được môi trường sống an lành như vậy là công sức của rất nhiều thế hệ. Việc gìn giữ môi trường an lành ấy là trách nhiệm của toàn xã hội, là thái độ bình tĩnh, tỉnh táo trước những thông tin xấu, độc nhằm phá hoại đất nước của chúng ta.

Diệu Hương

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều