Từ cây tre, đến giàn khoan: Thời nào Việt Nam cũng có chiến lược chống giặc ngoại xâm
Trong quá trình chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, người Việt Nam luôn luôn đưa ra những chiến lược phù hợp. Trên đất liền, tại đường biên, cứ một cột mốc được dựng lên là xác quyết cho chủ quyền. Còn ngoài biển khơi, cứ một giàn khoan được hạ đặt là chủ quyền thêm được củng cố. Càng nhiều giàn khoan được hạ đặt thì thành trì càng vững chắc – nói nôm na như câu chuyện bó đũa thì mỗi giàn khoan như một cây đũa càng nhiều giàn khoan thì bó đũa càng chắc chắn, càng khó bẽ gãy.
Có thể nói, trên thế giới, không quốc gia nào phải trải qua nhiều lần đấu tranh, anh dũng đẩy lùi giặc ngoại xâm như Việt Nam. Dù Việt Nam là nước có diện tích nhỏ nhất, dân số ít nhất và vũ khí quân sự chẳng bằng một phần các nước đến Việt Nam xâm lược. Và cho đến ngày hôm nay, Việt Nam vẫn đang tiếp tục thực hiện điều đó – đấu tranh chống sự xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng từ Trung Quốc.
Có những điều cuộc đời không cho mình lựa chọn, trong đó có chọn láng giềng. Nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù giặc ngoại xâm có tráo trở ra sao, người dân Việt Nam luôn chọn cho mình đường lối, chiến lược rất riêng để bảo vệ chủ quyền đất nước, chọn hòa bình, ổn định chính trị, vươn lên từ nội lực.
Ngày xưa, nếu như Việt Nam chỉ cần sử dụng tre – loại vũ khí thô sơ trong ấp chiến lược là có thể tiêu diệt cả binh đoàn giặc Mỹ; chỉ cần dùng cây vót thành chông dựng trên sông Bạch Đằng, đã tiêu diệt được toàn bộ giặc Nam Hán; thì ngày hôm nay, hệ thống giàn khoan của Việt Nam sừng sững ngoài biển khơi, kết nối với nhau, đó là thành thành trì vững chắc giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Từ mấy ngàn năm trước, không biết bao nhiêu lần Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Kể cả là có lần giúp Việt Nam trong lúc đấu tranh với Mỹ, thì nhà cầm quyền Trung Quốc cũng lồng vào đó giả tâm muốn đưa quân “đóng” trên mảnh đất Việt Nam. Như có lần Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc, nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông nói thế này: “Các đồng chí cứ yên tâm đánh Mỹ đi, miền Bắc để chúng tôi giữ cho, chúng tôi sẽ cho vài nghìn quân thậm chí cả triệu quân sang giữ miền Bắc, các đồng chí cứ yên tâm vào Nam đánh Mỹ”, Bác Hồ chỉ cười và không chấp nhận lời đề nghị đó. Ông Mao Trạch Đông lại nói: “Vậy thì chúng tôi sẽ cấp cho vài nghìn xe tải để các đồng chí chở súng đạn vào Nam”. Bác Hồ nhận ngay nhưng Bác cũng nói luôn với ông Mao Trạch Đông: “Tôi nhận xe chứ không nhận người lái, lái xe sẽ do bộ đội Việt Nam lái”. Ông Mao cay nhưng đành chịu vì sĩ diện bởi đã nói rồi, phải cho xe.
Vì cái thâm đó của Trung Quốc mà sau ngày 30-4-1975, đất nước thống nhất, các nhà lãnh đạo Việt Nam vừa tìm cách xóa đói giảm nghèo, phát triển đất nước, vừa phải đưa ra chiến lược hợp tác với các quốc gia khai thác dầu trên biển của ta để bảo vệ chủ quyền.
Cột mốc được đánh dấu vào năm 1978, Chính phủ Việt Nam đã ký với nhà thầu AGIP (Italy) hợp đồng đầu tiên về triển khai hoạt động dầu khí tại bể Nam Côn Sơn. Từ đó đến nay, có trên 40 công ty dầu mỏ nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam đến từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Malaysia, Thái Lan, Tây Ban Nha, với hơn 105 hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí được ký kết, có trên 45 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này. Và mỗi năm nguồn thu từ dầu khí mang về cho Việt Nam hơn 88 tỉ USD.
Không chỉ đem về doanh thu, góp phần đưa kinh tế Việt Nam phát triển, sự tồn tại của những giàn khoan mà Việt Nam đang hợp tác khai thác với bạn bè quốc tế đó chính là minh chứng, bằng chứng sống khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Dù ngày hay đêm, chúng vẫn rực lên những ánh sáng, kết chặt với nhau như chòm sao Cái Gầu mà Trung Quốc hay gọi là chòm sao Bắc Đẩu, chiếu sáng cho toàn thế giới đều có thể thấy – nơi đó là chủ quyền của Việt Nam. Như lẽ dĩ nhiên, Trung Quốc chỉ cần xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở những vùng biển gần khu vực có giàn khoan thôi, thì dư luận quốc tế đã đồng loạt phản ứng.
Nhìn lại diễn biến gần đây, khi Trung Quốc cho tàu Hải Dương Địa chất 8, với nhóm tàu hộ tống xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam đã thấy rõ điều đó. Mỹ đã phản đối hành vi xâm phạm của Trung Quốc gay gắt, đặc biệt trong cuộc họp báo tại Việt Nam, Đại tướng David Goldfein, tham mưu trưởng Không quân Mỹ tái khẳng định, cam kết Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra trong vùng Biển Đông để ngăn chặn Trung Quốc kiểm soát chiến lược vùng biển này. Tổng thống Nga Putin đã có phát biểu hậu thuẩn khai thác lô dầu khí 6.1 tại khu vực bãi Tư Chính – nơi một công ty liên doanh giữa Việt Nam và Nga đang khai thác.
Lợi ích từ việc Việt Nam hợp tác khai thác khoáng sản với bạn bè quốc tế được Giáo sư Panos Mourdoukoutas, trưởng khoa Kinh tế Đại học LIU Post, New York đánh giá rất cao, không phải quốc gia nào cũng làm được: “Việt Nam có một chiến lược thông minh để ngăn chặn âm mưu bành trướng trên biển của Bắc Kinh, đó là hợp tác với hãng dầu mỏ khổng lồ Rosneft của Nga. Sự hiện diện của Nga có thể xem là một nhân tố “thay đổi cuộc chơi”, khiến Trung Quốc không thể hoành hành với yêu sách “Đường chín đoạn” phi lý hay đối đầu với hải quân Nga – lực lượng sẵn sàng bảo vệ lợi ích Nga trong khu vực”.
Chính vì những dự án liên quan đến dầu khí, những giàn khoan ngoài biển khơi của Việt Nam được coi là một trong những mạng mạch, thành trì bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Cho nên Nghị quyết số 50-NQ/TW mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký, được cho là ra đời kịp thời, vì chứa nội dung rất quan trọng: “Xây dựng cơ chế đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”. Chỉ cần giặc ngoại xâm thò chân vào được khu vực giàn khoan, hoặc một thành phần gián điệp mà Trung Quốc cài cấm có mặt trong những dự án liên quan đến lĩnh vực này, thì cũng đủ đe dọa đến an ninh quốc gia của cả một dân tộc.
Trong giai đoạn Việt Nam dối diện với nhiều thách thức, vừa chống giặc bên ngoài, vừa loại những thành phần phá hoại đang tồn tại bên trong, để không xảy ra những việc như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng và nhiều đối tượng khác phạm tội tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); để đảm bảo không một tên Trung Quốc nào có thể ẩn nấp dưới trò “ốc mượn hồn”; đặc biệt, không để 1 cá nhân nào có liên quan đến Trung Quốc thò được chân vào khu vực giàn khoan của Việt Nam, thì đòi hỏi các lực lượng chức năng của Việt Nam quyết liệt, sử dụng mọi biện pháp nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra. Đó không phải là điều dễ dàng. Bởi xây dựng đất nước đã khó, bảo vệ đất nước càng khó, thách thức nặng nề hơn gấp nhiều lần.
Thời đại nào Việt Nam đấu tranh chống giặc, bên cạnh những người dân yêu nước luôn tồn lại “tay trong” – những thành phần hán gian quay lưng với dân tộc. Tuy nhiên, dẫu cho tình hình có phức tạp đến đâu, Việt Nam vẫn có giải pháp phù hợp, khi lòng dân luôn được kết nối vững chắc như lũy tre làng, dù bão giông có kéo đến “đè” những ngọn tre xuống, khi gió qua đi thì tre lại cong vút ngóc đầu. Một dân tộc gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm, chống sự xâm lược của biết bao đế quốc, thì không lý do gì Việt Nam chịu thua thiệt, ăn hiếp mãi của giặc láng giềng ở phương Bắc.
Ốc Biển Trường Sa