+
Aa
-
like
comment

TT Trump tìm cách trừng phạt Trung Quốc mà không tổn thương kinh tế Mỹ

26/05/2020 07:05

Ông chủ Nhà Trắng vẫn vấp phải một loạt rào cản khi muốn thực hiện các biện pháp nghiêm khắc trừng phạt Bắc Kinh, trong bối cảnh cuộc đua bầu cử nóng lên và kinh tế khó khăn.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng do tranh cãi về nguồn gốc dịch bệnh Covid-19 và vấn đề Hong Kong, chính quyền TT Trump đang gấp rút tìm biện pháp trừng phạt Trung Quốc. Tuy nhiên, điều kiện vô cùng nan giải là các đòn tấn công Trung Quốc không triệt tiêu khả năng tái đắc cử của ông Trump đồng thời không khiến nền kinh tế Mỹ chịu thêm tổn thương.

Trung Quốc mới chỉ mua 1/2 lượng nông sản cam kết

Trong khi các biện pháp cứng rắn như gia tăng trừng phạt quy mô rộng và thuế quan vẫn đang được thảo luận, Nhà Trắng cũng xem xét mở rộng vòng kiềm kẹp với các công ty 5G Trung Quốc và các biện pháp can thiệp chính trị khác.

TT Trump tim cach trung phat Trung Quoc ma khong ton thuong kinh te My hinh anh 1 trade_deal.jpg
TT Trump tức giận khi Trung Quốc nhập khẩu nhỏ giọt, chưa đạt 50% kế hoạch theo thỏa thuận khiến người nông dân Mỹ vẫn lao đao. Ảnh: Getty

Điều vô cùng khó khăn là thỏa thuận thương mại ký kết với Trung Quốc – điểm nhấn trong nhiệm kỳ 1 của Tổng thống Trump chưa thực sự phát huy tác dụng. Dù đã chính thức bước vào Giai đoạn 1 của thỏa thuận được vài tuần, Trung Quốc vẫn mua vào nhỏ giọt nông sản Mỹ. Nhiều người bắt đầu nghi ngờ liệu cuộc chiến thương mại kéo dài 18 tháng của ông Trump có đáng giá hay không.

Các nông dân Mỹ tại các bang chiến lược của ông Trump, đối tượng kỳ vọng hưởng lợi từ 200 tỷ USD, bỗng chống trở thành đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề. Cho đến nay, Trung Quốc mới nhập vào chưa đến 1 nửa sản lượng cam kết, bao gồm sản phẩm nông nghiệp và sản xuất hàng hóa. Điều này làm suy yếu giá trị cốt lõi trong chiến lược tái tranh cử của ông Trump: buộc Trung Quốc phải cắt giảm cắt giảm thỏa thuận thương mại tốt hơn trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình tại văn phòng.

“Đó vẫn là một thỏa thuận mang tính chính trị, ông Trump cố gắng tô vẽ về giá trị 200 tỷ USD và đó chỉ là con số để làm màu”, Chad Bown, một thành viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nói.

Tuy nhiên, đây sẽ là lý do để ông Trump tiếp tục lên án Trung Quốc, củng cố luận điểm công kích Trung Quốc của mình.

“Những gì cú sốc Covid làm là tạo không gian chính trị cho chính quyền nói ngay cả khi họ muốn giữ thỏa thuận, Trung Quốc không thể sống theo nó – và ở đó, họ có một lý do để nó không hoạt động.”

Trừng phạt Trung Quốc – vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong Quốc hội Mỹ

TT Trump đã nhiều lần công khai chỉ trích Trung Quốc vì chậm trễ trong ứng phó và cảnh báo đầy đủ về sự nghiêm trọng của Covid-19. Chỉ sau thời gian ngắn, dịch bệnh khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc đã bùng phát mạnh trên toàn cầu, lây nhiễm cho hơn 5,5 triệu người và con số tử vong đã vượt qua 346.761. Mỹ vẫn là quốc gia chịu thiệt hại nhân mạng nặng nề khi tổng số ca nhiễm và tử vong đứng đầu thế giới. Một làn sóng phản đối và yêu cầu trừng phạt Trung Quốc được đặt ra ở Washington.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ cũng gay gắt đổ lỗi Trung Quốc và đại dịch gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ. Các thành viên Quốc hội Mỹ quyết định cân nhắc mối quan hệ thương mại Mỹ – Trung Quốc trong động thái quyết liệt hơn bao giờ hết.

TT Trump tim cach trung phat Trung Quoc ma khong ton thuong kinh te My hinh anh 2 delist2.jpg
Dự luật mới của Quốc hội Mỹ có thể khiến các công ty Trung Quốc bị hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Ảnh: AP

Tuy nhiên, khi cuộc chạy đua bầu cử tổng thống đến hồi căng thẳng, các bên đều vô cùng thận trọng trong mọi chính sách và tránh mọi sai lầm không đáng có. Nhưng tranh cãi gay gắt xung quanh vấn đề trừng phạt Trung Quốc vẫn nổi lên ở điện Capitol. Đảng Dân chủ miễn cưỡng ủng hộ, nhưng nỗi bất an bao trùm nếu các đòn giáng có thể mang lại tác động tàn phá ngược nền kinh tế vốn đang suy yếu, và người Mỹ phải gánh chịu hậu quả.

Trong những tuần gần đây, các nhà lập pháp đã bắt đầu thảo luận về việc chuyển chuỗi cung ứng vật tư y tế và dược phẩm quan trọng trở lại Mỹ, thực hiện giảm thuế và ưu đãi cho doanh nghiệp quay về. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là mắt xích vô cùng thiết yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, việc di dời sẽ mất nhiều năm và có thể gây ra nỗi đau kinh tế ngắn hạn.

Hôm 20/5, Thượng viện Mỹ đã thông qua đạo luật có khả năng tống cổ các công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Đầu tháng này, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham, bang Nam Carolina cũng đề xuất đạo luật thông qua các biện pháp trừng phạt Trung Quốc nếu nước này che giấu nguồn gốc của virus corona…

TT Trump tim cach trung phat Trung Quoc ma khong ton thuong kinh te My hinh anh 3 corn.jpg
Nông sản bị bỏ lại trên ruộng do không xuất đi TQ. Nông dân Mỹ vẫn chưa thoát khỏi hậu quả do thương chiến Mỹ – Trung ngay cả khi thỏa thuận đã được ký kết. Ảnh: WP

Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ vẫn vô cùng thận trọng để không bị cuốn vào chiến lược chống Trung Quốc của Tổng thống Trump. Ngay lúc này, trả đũa Trung Quốc phần nào giúp Nhà Trắng thoát khỏi áp lực do sai lầm khủng khiếp trong đối phó đại dịch. Bên cạnh đó, củng cố chiến lược “Nước Mỹ trên hết” của ông chủ Nhà Trắng. “Tôi tin là không có người dân Mỹ nào đổ lỗi cho ông Trump vì đại dịch bùng phát”, thượng nghị sỹ bang North Dakota khẳng định.

Thượng nghị sỹ Kevin Cramer cho rằng “Tổng thống Mỹ vẫn có những lợi thế lớn khi tiếp tục chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc, chủ nghĩa toàn cầu hóa và tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng hiện nay”.

Trong khi đó, Mỹ vẫn đang áp dụng số biện pháp mang tính “răn đe” với Trung Quốc nhưng không ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ như trừng phạt các công ty công nghệ 5G của Trung Quốc, chặn mối cung ứng của Huawei từ các sản xuất chip toàn cầu.

Bất lợi về kinh tế tại các bang chiến trường

Tuy nhiên, bất lợi là cuộc chiến thương mại mà TT Trump khởi xướng đã đem lại hậu quả nặng nề cho các bang chiến trường như Ohio và Pennsylvania. Thuế quan gia tăng khiến chi phí kinh doanh đội lên, nông dân không thể làm gì hơn khi hàng tấn nông sản không bán cho Trung Quốc.

Theo báo cáo Cục Dự trữ Liên bang, ngành sản xuất Mỹ suy thoái nhẹ trong năm 2019, sản lượng của nhà máy giảm 1,3% trong khi dữ liệu từ các tòa án Mỹ cho hay số trang trại phá sản tăng gần 20%. Kịch bản tồi tệ này chỉ từng xuất hiện trong năm 2010, hậu quả của cuộc Đại suy thoái khi số vụ phá sản tăng 33%.

Thêm vào đó, khi chặng đua tranh cử Mỹ đang ngày càng nóng lên, đây không phải là thời điểm thích hợp cho các đòn giáng của Mỹ. Do đó, Đảng Cộng hòa Mỹ chưa thể ban hành luật chuyển các doanh nghiệp trở lại Mỹ lẫn trừng phạt Trung Quốc vì đại dịch Covid-19.

Hơn hết, họ cần Trung Quốc giữ vững thỏa thuận thương mại và tích cực nhập mua hàng hóa nông sản của Mỹ. Việc trả đũa trong khi xuất khẩu Mỹ và ngành sản xuất dược phẩm, thiết bị y tế đang phụ thuộc Trung Quốc có thể là một sai lầm.

Thượng nghị sĩ Roy Blunt tại bang Missouri cho biết “Đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, Mỹ vẫn cần thị trường tiêu thụ rộng lớn của Trung Quốc”. Bên cạnh đó, việc tìm cách di dời các nhà máy Mỹ khỏi Trung Quốc khó có thể thực hiện ngay lập tức. Không thể chối cãi rằng thị trường lao động có trình độ và giá rẻ Trung Quốc vẫn có sức hấp dẫn.

Thượng nghị sỹ John Thune, bang Dakota cho rằng “Chúng ta vẫn đang kẹt giữa đại dịch, việc đối phó với khủng hoảng y tế vẫn là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, việc truy vết trách nhiệm và hậu quả cần xử lý sau đại dịch vẫn là một điều không thể bỏ qua”.

An Chi/ZN

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều